Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Khánh Hòa hiện nay là bao nhiêu? Hình minh họa
Quy định này về điều kiện tách thửa, hợp thửa đất tại tỉnh Khánh Hòa áp dụng cho các địa phương trong tỉnh bao gồm 2 thành phố Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa.
Điều kiện tách thửa đất tại tỉnh Khánh Hòa
Theo quy định tại Điều 7 Quyết định 28/2022/QĐ-UBND, điều kiện để tách thửa, hợp thửa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay như sau:
- Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Việc tách thửa đất để hình thành thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai.
- Trường hợp tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa tại Quy định này để hợp với thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng thì diện tích của thửa đất mới sau khi hợp thửa phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của tỉnh. Việc tách thửa được thực hiện đồng thời với việc hợp thửa đất và cấp giấy chứng nhận cho thửa đất mới.
- Thửa đất hình thành sau khi tách thửa, hợp thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu (bao gồm đường giao thông, đường đi nội bộ, đường bờ thửa vào thửa đất nông nghiệp và đường lâm sinh vào thửa đất lâm nghiệp) hoặc phải bố trí lối đi chung vào các thửa đất sau khi tách thửa.
>>Đọc thêm: Cập nhật mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại các tỉnh thành 2023
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Khánh Hòa
Điều 10. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất (sau khi trừ diện tích đất quy hoạch phải thu hồi theo quy định của pháp luật)
1. Đối với đất ở:
a) Trường hợp thửa đất ở thuộc khu dân cư hiện hữu (kể cả trường hợp thửa đất ở thuộc quy hoạch đất phi nông nghiệp không phải đất ở) hoặc quy hoạch khu dân cư chỉnh trang thì thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đáp ứng điều kiện về kích thước, diện tích tối thiểu như sau:
* Đối với đất ở tại đô thị:
- Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng chỉ giới đường đỏ từ 19m trở lên:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa phải từ 45m2 trở lên;
+ Chiều rộng mặt tiền, chiều sâu thửa đất phải từ 5m trở lên.
- Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng chỉ giới đường đỏ (quy hoạch) từ 10m đến dưới 19m:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa phải từ 36m2 trở lên;
+ Chiều rộng mặt tiền, chiều sâu thửa đất phải từ 4m trở lên.
- Thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng chỉ giới đường đỏ (quy hoạch) < 10m:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa phải từ 36m2 trở lên;
+ Chiều rộng mặt tiền, chiều sâu thửa đất phải từ 3m trở lên.
* Đối với đất ở tại nông thôn:
- Thửa đất tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa phải từ 50m2 trở lên;
+ Chiều rộng mặt tiền, chiều sâu thửa đất phải từ 5m trở lên.
- Thửa đất tại khu vực các đảo:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa phải từ 50m2 trở lên;
+ Chiều rộng mặt tiền, chiều sâu thửa đất phải từ 5m trở lên.
- Thửa đất tại khu vực còn lại:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa phải từ 60m2 trở lên;
+ Chiều rộng mặt tiền, chiều sâu thửa đất phải từ 5m trở lên.
b) Đối với trường hợp tách thửa đất ở trong khu vực dân cư hiện hữu (kể cả đất ở có vườn ao) mà phải bố trí lối đi chung (là lối đi nội bộ của các thửa đất, không phải đường giao thông) vào các thửa đất sau khi tách thì theo thỏa thuận thống nhất giữa chủ sử dụng của các thửa đất được tách nhưng đảm bảo chiều rộng lối đi chung tối thiểu là 1,5m.
- Đối với trường hợp tách thửa không thuộc khu vực dân cư hiện hữu mà phải bố trí lối đi chung thì chiều rộng lối đi chung theo thỏa thuận thống nhất giữa các chủ sử dụng của các thửa đất được tách nhưng đáp ứng bề rộng tối thiểu của lối đi chung là 04 m.
Việc bố trí lối đi chung phải đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống đường giao thông hiện hữu trong khu vực.
c) Đối với thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, có phần diện tích đất thuộc hành lang công trình công cộng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước chưa thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì phần diện tích đất nông nghiệp này được tách cùng với đất ở và không bị điều chỉnh về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo theo quy định tại điểm a khoản này.
d) Trường hợp tách một phần thửa đất để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở thì phần diện tích tách thửa chuyển mục đích sang đất ở và diện tích đất nông nghiệp còn lại đảm bảo kích thước, diện tích tối thiểu tách thửa đất theo điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
Đồng thời, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải đáp ứng được điều kiện về hạ tầng kỹ thuật của khu vực, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; quy hoạch phân khu đô thị hoặc quy hoạch chi tiết đô thị (nếu có), quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với đất nông nghiệp
a) Thửa đất nông nghiệp trong khu vực quy hoạch đất nông nghiệp khi thực hiện tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau:
- Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản là 500m2;
- Đất trồng cây lâu năm là 1.000m2;
- Đất trồng rừng sản xuất là 5.000m2.
b) Trường hợp thửa đất không thuộc khu vực quy hoạch đất nông nghiệp, không phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt và công bố, thì người sử dụng đất được tách thửa theo diện tích tối thiểu đối với đất nông nghiệp quy định tại điểm a khoản này hoặc phải chuyển mục đích theo quy hoạch được duyệt trước khi thực hiện tách thửa.
c) Trường hợp thửa đất nông nghiệp (bao gồm đất vườn ao gắn liền với đất ở) nằm xen kẽ trong khu dân cư hiện hữu thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp là 200m2.
3. Tách thửa đất có nhiều mục đích sử dụng: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại cấp huyện căn cứ Điều 11 Luật đất đai, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ và các quy định của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, để xác định loại đất và diện tích tương ứng theo loại đất. Việc tách thửa đối với từng loại đất thực hiện theo quy định về diện tích tối thiểu tương ứng với loại đất theo quy định tại Điều này.
4. Tách thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) của hộ gia đình, cá nhân: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại cấp huyện căn cứ quy hoạch quy hoạch phân khu đô thị hoặc quy hoạch chi tiết đô thị (nếu có), quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn để xem xét giải quyết tách thửa đất.
Trường hợp không áp dụng điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất tại Khánh Hòa
- Trường hợp thửa đất ở thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết đô thị (tỷ lệ 1/500), quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn (tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2000) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thuộc dự án khu dân cư, khu đô thị đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện tách thửa, hợp thửa theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.
- Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Các trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất.
- Đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa.
- Tách một phần thửa đất để hợp thửa thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Tách thửa đối với đất do tổ chức sử dụng: việc thực hiện tách thửa phải theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phân khu chức năng và bản vẽ tổng mặt bằng kèm theo nội dung thiết kế cơ sở của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất đã hình thành hoặc đã chia tách từ trước ngày 03/8/2008 (ngày Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh có hiệu lực thi hành), hiện đang sử dụng ổn định và có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định tại Quyết định này.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch tỉnh Khánh Hòa
-
Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Thừa Thiên Huế
Hiện nay, việc tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện theo Quyết định 49/2021/QĐ-UBND do UBND tỉnh ban hành ngày 25/8/2021 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 45/2022/QĐ-UBND.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Yên Bái theo quy định mới nhất
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định 15/2024/QĐ-UBND hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó quy định cụ thể điều kiện, diện tích tách thửa đất trên địa bàn....
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Nghệ An mới nhất hiện nay
Từ ngày 10/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Nghệ An sẽ được thực hiện theo Quyết định 34/2024/QĐ-UBND ban hành ngày 30/9/2024.
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Ninh Thuận từ 2024
Từ ngày 31/10/2024, quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ áp dụng theo Quyết định 84/2024/QĐ-UBND....