Theo
Điều 119, 120 Luật Nhà ở quy định: Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc
sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu
nhà ở đó, trừ trường hợp cho mượn, cho ở nhờ phần nhà ở thuộc sở hữu
riêng. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở theo quy định của Bộ
luật Dân sự. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể thoả thuận
cử người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở và có quyền chấm
dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở khi thời hạn cho mượn, cho ở nhờ
đã hết.
Điều 129 Bộ luật Dân sự quy định:
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu
vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định
của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn
tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
Như
vậy chủ nhà có quyền ký HĐ cho ở nhờ nhà ở và được thỏa thuận với bên ở
nhờ về việc chấm dứt HĐ. Nếu thực tế là cho ở nhờ thì hai bên có thể
làm HĐ cho ở nhờ và đi công chứng mà không cần phải lách luật bằng hình
thức cho thuê nhà ở.
Theo VNN