Gia đình tôi ở nông thôn, bố chồng tôi có 2 người con là anh T và chồng của tôi.
Năm 1986, anh T lấy vợ, bố (chồng) tôi cho anh ra ở riêng và cắt cho anh T nửa mảnh vườn bố tôi đang ở. Mảnh còn lại bố tôi tạm giữ và sau này giành cho chồng tôi.
Mảnh vườn của anh T và của bố tôi đều được làm sổ đỏ ngay thời gian đó, nhưng chỉ có mảnh vườn của anh T nhận được sổ bìa đỏ, còn mảnh vườn của bố chồng tôi thì không.
Năm 1995 và năm 1997, tôi đã nộp tiền để làm sổ bìa đỏ nhưng tới giờ vẫn chưa có. Khi tôi kiến nghị thì họ lại nói rằng: không tìm thấy giấy tờ, tên tuổi của bố tôi ở trên xã.
Tôi hỏi: Vậy thì tại sao không có giấy tờ, tên tuổi nhà đất của mảnh vườn đó, thì tại sao năm 1986 bố tôi lại có thể cắt vườn đất cho anh T, thì họ trả lời rằng không biết?.
Vì bố tôi đã mất từ năm 2002, nên mảnh vườn đó hiện tại do vợ chồng tôi sở hữu. Đã nhiều lần tôi đi nộp tiền để làm sổ bìa đỏ nhưng đến bây giờ họ vẫn ậm ừ không rõ ràng. Lần nào tôi đi làm sổ họ cũng đòi phải có sổ cũ, nhưng từ lúc bố tôi chia vườn đến nay vợ chồng tôi chưa nhận được giấy tờ gì, thì làm sao có sổ cũ (tôi vẫn giữ các giấy tờ mỗi lần nộp tiền làm sổ đỏ).
Mong đoàn luật sư tư vấn cho tôi cách giải quyết làm sao để làm được sổ đỏ trong thời gian sớm nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
thutrangtm22@...
Trả lời
Với trường hợp của bạn luật Thiên Thanh xin tư vấn như sau:
Thứ nhất: vì bố bạn đã mất năm 2002 (thửa đất trên vẫn chưa chuyển cho ai) do vậy bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thửa kế trước, sau đó mới tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được
Thứ hai: Về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong trường hợp của bạn, chúng tôi không thây bạn liệt kê bất kỳ loại giấy tờ gì để chứng minh quyền sử dụng đất mà bạn có, cho nên trong trường hợp này chúng tôi sẽ viện dẫn các quy định về xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cá nhận không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất để tư vấn cho bạn, cụ thể như sau:
Tại Điều 101 Luật đất đai 2013 có quy định về các trường hợp Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, nếu thửa đất của gia đình bạn phù hợp với các điều kiện trên thì bạn có thể làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất của gia đình bạn
Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định chi tiết tại Điều 70 Nghị định 43/2014 hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của luật đất đai 2013:
“Điều 70. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”
Trong trường hợp cơ quan cấp có thẩm quyền không thực hiện hoặc gây khó dễ khi bạn đã cung cấp đầy đủ hồ sơ thì bạn có quyền “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai” (Điều 166 Luật đất đai 2013) lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trình tự khiếu nại được quy định tại Điều 7 luật Khiếu nại 2011 như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Trên đây là những quy định pháp luật mà Luật Thiên Thanh tư vấn cho trường hợp của bạn, hy vọng phần nào giải đáp những vướng mắc của bạn. Nếu bạn cần làm rõ thêm vấn đề nào nữa, bạn vui lòng gửi nội dung thắc mắc vào địa chỉ email [email protected] hoặc liên hệ qua địa chỉ: Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh - Tầng 3, số 93 Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội - ĐT: 043 971 1961.
-
Đất vướng tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Tôi chuẩn bị lập gia đình riêng. Ba mẹ tôi dự định cắt cho tôi một mảnh đất trong khuôn viên đất ở của nhà tôi.
-
Thu hồi đất lưu không có được đền bù?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Tôi có mảnh đất ở Đông Anh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2004.
-
Thủ tục làm giấy chủ quyền khi mua nhà bằng giấy tay
Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Tôi có mua căn nhà tại phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp.HCM bằng giấy tay vào năm 2004 và sinh sống ổn định đến nay nhưng chưa làm giấy chủ quyền đứng tên tôi.