Kinh doanh rượu vang nhưng chỉ chuyên về vang Mỹ, Hằng có thể say sưa nói cả giờ đồng hồ về thức uống này. Nào là loại vang nào ngon, sản xuất ở đâu, mùi vị ra sao...
Cách Hằng nói khiến người đối diện nghĩ Hằng là một chuyên gia về rượu vang hơn là một người làm thương mại. Nhưng thật ra, Hằng chỉ biết đến thức uống này cách đây vài năm, và đặc biệt quan tâm đến nó khoảng hơn một năm trước khi mở Casawines, một thương hiệu chuyên phân phối vang Mỹ tại Việt Nam.
Dù trước đó đã kinh qua nhiều công việc khác nhau nhưng với vang thì Hằng là "tay ngang" vào nghề nên phải mò mẫm mọi thứ. Từ việc chọn lựa thương hiệu để đưa về Việt Nam cho đến các thủ tục nhập khẩu hàng, tính giá thành sản phẩm..., Hằng đều phải tự học.
"Khó thì mình làm từ từ. Không cần đi nhanh để phải vấp", Hằng chia sẻ. Ban đầu, Casawines chỉ đưa 4 nhãn hiệu rượu vang của Adler Fels, nhà sản xuất đứng thứ 27 trong top 30 nhà sản xuất vang nổi tiếng của Mỹ, về Việt Nam.
Sau đó đưa thêm 7 nhãn hiệu của 3 nhà sản xuất khác, khá nổi tiếng là Kenwood, Bronco Wine và Vintage Wine Estates để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ dòng bình dân đến cao cấp. Do nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất nên Casawines đưa ra giá bán tại Việt Nam khá tốt.
"Trước giờ mọi người vẫn định kiến vang Mỹ có giá khá cao, nhưng thực tế không phải vậy. Vang Mỹ lâu nay phải qua nhiều khâu trung gian nên mới đắt", Hằng cho biết.
Thêm vào đó, các đơn vị nhập khẩu trong nước chỉ đưa về các nhãn hàng ở phân khúc cao cấp, trong khi các dòng rượu vang có giá tầm trung và bình dân không được chú ý.
Đây là một thiếu sót, vì vang Mỹ được xếp hạng thứ tư trên thế giới về sản lượng và sự tin dùng nên chất lượng và hương vị sản phẩm của các phân khúc không chênh lệch nhiều.
Có thói quen quan sát và phân tích nên mọi việc được Hằng "mổ xẻ” rất chi tiết. Những điều hay được Hằng nhanh chóng áp dụng tại công ty mình.
Vốn từng làm việc trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến và nhận thấy thời điểm này, truyền thông trực tuyến là kênh thông tin quan trọng nên Hằng quyết định "đánh mạnh" vào kênh truyền thông này.
Gửi thư điện tử, cập nhật thông tin trên Facebook của Công ty là cách Hằng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Cách làm của Hằng cũng khác các doanh nghiệp khác.
Thay vì "đánh" vào khách nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam và du khách đến từ nhiều quốc gia, Hằng lại chọn khách hàng Việt Nam, làm cho người tiêu dùng Việt Nam yêu thích vang.
Ngoài bán hàng để thu lợi nhuận, Hằng còn đang làm công việc của một người tuyên truyền để mọi người hiểu được công dụng của thức uống này.
Trên website Công ty, Hằng không giới thiệu mặt hàng và giá bán như những nơi khác, mà cung cấp tất cả những gì liên quan đến vang Mỹ cũng như những lợi ích mà thức uống này mang lại. Đây là điều rất ít công ty kinh doanh thương mại quan tâm.
Lên kế hoạch cuộc sống
Là một người hoạt bát và chính sự hoạt bát, dạn dĩ cùng với khả năng ngoại ngữ tốt đã giúp Hằng được nhận vào làm giám đốc kinh doanh của một công ty đồ gỗ khá lớn tại TP.HCM dù lúc đó chỉ đang là sinh viên năm 3.
Tuy nhiên, Hằng nghĩ, cho dù có làm việc tốt đến đâu, năng lực được đánh giá cao thế nào thì cũng không thể thiếu kiến thức mà cụ thể là tấm bằng đại học.
Vì thế, dù đang làm việc ổn định với thu nhập khá cao nhưng Hằng quyết định xin nghỉ để quay lại cuộc sống sinh viên. Ngay sau khi nghỉ làm, Hằng bắt đầu thực hiện kế hoạch "trả nợ tín chỉ” cho hai năm học cuối.
Chỉ trong vòng 4 tháng, Hằng đã trả xong 20 tín chỉ học phần, một thành tích mà các giáo viên bộ môn ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghệ không ngờ tới.
Tiếp tục hành trình này, Hằng hoàn thành báo cáo thực tập và kỳ thi tốt nghiệp cùng các sinh viên khóa sau. Nghĩa là trong vòng chưa đầy nửa năm, Hằng đã lấp đầy những "khiếm khuyết" về kiến thức trong quá trình vừa học, vừa làm.
Tốt nghiệp đại học, để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm, Hằng ghi ra danh sách những doanh nghiệp đã gọi để so sánh. Cuối cùng, Hằng chọn được công việc ưng ý trong lĩnh vực truyền thông.
Chỉ trong vòng 2 năm, Hằng đã mang về cho doanh nghiệp này hơn 2 tỷ đồng, trong khi người tiền nhiệm chỉ mang về doanh thu hơn 400 triệu đồng. Công việc đang tấn tới nhưng do quyết định lập gia đình nên Hằng dừng lại và xuất ngoại.
Với Hằng, mọi việc đều có thể đạt được như ý, kể cả cuộc sống, nếu có kiến thức và biết cách quản trị. Đến giờ, cô không có gì phải luyến tiếc vì mọi thứ cô muốn đều đã trải qua và đạt được. "Mình không hề hối tiếc về những gì đã chọn lựa, từ học hành, công việc, lập gia đình cho đến thành lập Casawines", Hằng chia sẻ.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Ý tưởng kinh doanh tốt giúp công ty khởi nghiệp của Việt Nam huy động được nguồn vốn 7 triệu USD
25/02/2022 3:35 PMOpenCommerce Group (OCG) là một trong số ít công ty khởi nghiệp Việt Nam có sản phẩm cạnh tranh với các đối thủ trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Khởi nghiệp từ sạp giày trong trang trại lợn, giờ thành “vua giày” giàu nhất Đài Loan
19/02/2022 9:15 AMTừ một trang trại lợn, tỷ phú này đã gây dựng nên“đế chế” sản xuất giày hùng hậu và trở thành người giàu nhất Đài Loan.
-
Việt Nam đang trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của châu Á
13/01/2022 4:51 PMQuan điểm Việt Nam đang dần trở thành cái nôi cho khởi nghiệp sáng tạo mới đây đã được một nhà đầu tư mạo hiểm dạn dày kinh nghiệm chia sẻ trên Bloomberg.
-
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú Hui Ka Yan
25/09/2021 8:45 AMTheo Bloomberg, Hui Ka Yan là tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ròng trị giá 35 tỷ USD và là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú thế giới.
-
Tỷ phú khởi nghiệp từ tầng hầm, hiện thực hoá giấc mơ 'phiêu lưu tới các vì sao'
17/09/2021 4:55 PMTỷ phú Jared Isaacman đã ví chuyến du hành vũ trụ mơ ước của ông “là bước đầu tiên để mở ra một thế giới mà mọi người đều có thể ‘phiêu lưu tới các vì sao’”.