Chỉ cần chiếc thùng xốp cộng thêm một chút thức ăn như cám, cỏ, rau củ là có thể nhân giống ra những con dế mỡ màng giúp người nuôi lãi chục triệu đồng mỗi tháng.

Tình cờ xem tivi giới thiệu những món ăn làm từ côn trùng thơm ngon, bổ dưỡng trên thế giới, anh Lê Thanh Tùng, chủ trại dế Thanh Tùng ở Củ Chi, TP HCM nảy ra ý định bắt chúng về nuôi.

“Nếu cứ đi bắt côn trùng ngoài thiên nhiên về bán, đến một lúc nào đó, côn trùng sẽ cạn kiệt. Do vậy, thay vì đánh bắt để bán, tôi nghĩ tới việc bắt về nuôi và nhân rộng”, anh chia sẻ.

Khi nghe anh trình bày ý tưởng, các thành viên trong gia đình phản đối kịch liệt nhưng nhờ kiên trì thuyết phục, anh đã dần thay đổi suy nghĩ của người thân và có thu nhập ổn định từ nghề này. Từ 30 con dế và bò cạp bắt được ở các bãi cỏ rộng, chỉ sau thời gian ngắn, chúng sinh sôi nảy nở. Dế và bò cạp là nguyên liệu yêu thích của nhiều nhà hàng, quán nhậu nên anh quyết định nhân rộng ra với diện tích 700m2, đến nay anh đã có cả hàng trăm nghìn con.

Hiện anh có tới 800.000 con dế giống, 20.000 con bò cạp. Hầu như ngày nào anh cũng có sản phẩm cung ứng ra thị trường và các nhà hàng tại TP HCM. Một tháng, ít nhất anh cũng thu về 10 triệu đồng.

Dế là một trong những món ăn ưa thích của người Việt. Ảnh: gfoods.vn

Mới đây, anh Tùng còn mở nhà hàng riêng, mục đích chính là giới thiệu các món ăn ngon và bổ dưỡng từ côn trùng do chính anh nuôi cho khách tham quan trang trại dùng thử.

Anh Tùng cho biết thêm, thực phẩm từ côn trùng có nhiều lợi ích như giảm cholesterol trong máu, chống béo phì, bù đắp canxi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hiện nhà hàng của anh chế biến đủ món làm từ dế và bò cạp như dế cơm chiên giòn, chiên nước mắm, chiên bột gỏi, xào mì…. Thông thường khi chế biến dế, cho chúng nhịn đói 2 ngày để sạch bao tử, sau đó mới ngắt cánh, rút ruột sẽ làm cho món ăn đậm đà hơn.

"Nhu cầu trong nước chưa đáp ứng hết nên tôi chưa tính tới chuyện xuất khẩu", anh Tùng cho hay.

Hiện trang trại của anh có 2 loại dế, dế thường giá 200.000 đồng một kg và dế cao cấp đắt thêm 400.000 đồng. Còn bò cạp từ 600.000-700.000 đồng một kg.

Anh Xuân ở quận 9, TP HCM có ý tưởng nuôi côn trùng từ một người bạn. Anh kể, nhìn thấy bạn nuôi côn trùng dễ mà hiệu quả kinh tế cao nên anh cũng học hỏi và bắt đầu nhân giống. Đến nay anh có 50-70 triệu con dế và 15-20 triệu con bò cạp. Năm 2008, nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến anh kiếm được hơn 100 triệu một năm. Do lượng dế sinh sản ngày càng nhiều mà vòng đời chỉ khoảng 90 ngày nên khi chúng đến tuổi trưởng thành, anh thường sơ chế và để đông lạnh sau đó cung cấp dần cho người dân và nhà hàng.

“Dế và bò cạp rất dễ nuôi nên dù đất nằm trong diện quy hoạch, tôi cố gắng xây trạng trại mới ở Đồng Nai, rộng khoảng 6.000m2 để tiếp tục nuôi”, anh Xuân cho hay.

Anh Thịnh, chủ trang trại dế ở Bình Dương cũng sở hữu hàng nghìn con. Mỗi tháng gia đình cung cấp cho thị trường hơn 100 kg.

Chủ trang trại ở Bình Dương cho hay, hiện nay trên thế giới, người dân sử dụng côn trùng làm thực phẩm chiếm số lượng lớn, như dân Thái Lan: 90% người dân biết ăn côn trùng nhưng người Việt còn sợ hãi hình dạng xấu xí của nó nên anh không dám đẩy mạnh. Anh chỉ nuôi với số lượng vài nghìn con để đủ cung ứng cho khu vực anh đang sinh sống.

Chia sẻ về vốn đầu tư, hầu hết các chủ trang trại đều cho biết, chỉ cần có đất là nuôi dễ dàng, còn giống có thể tự bắt hoặc mua. Giá con giống không đắt, cũng chỉ bằng với giá dế thành phẩm.

Anh Thanh Tùng, người có kinh nghiệm hơn 10 năm về nuôi côn trùng chia sẻ, không cần chuồng trại đẹp, có thể nuôi dế trong xô, chậu, hồ kiếng, thùng xốp và che mưa che nắng đầy đủ.

Thức ăn của dế là cỏ, rau, củ sắn, cà rốt, hoặc một số thức ăn chế biến sẵn. Đối với con mới sinh cho ăn thức ăn rau, cỏ non, xay nhiễn thành bột, hàng ngày cho dế uống nước đều đặn. Khi lớn lên, cho dế uống nước qua miếng mút để tránh chết đuối, thức ăn có thể bỏ viên to hơn. Mỗi buổi chiều nên tiến hành dọn vệ sinh sạch sẽ để dế không bị nhiễm bệnh, nhiệt độ trong chuồng luôn giữ ở 27-32 độ C.

Khi dế bắt đầu sinh sản, nên lựa chọn kỹ những con dế to khỏe để nhân giống và tỷ lệ ghép giữa dế đực, dế cái trong một thùng rất quan trọng vì nếu ghép ít đực tỷ lệ trứng nở kém. Theo kinh nghiệm của anh Tùng, tỷ lệ thích hợp nhất trong một thùng là 1 con cái ghép 1 con đực.

Thông thường, để nhận diện giới tính của loại này rất dễ, cánh là nơi dễ nhận dạng nhất. Con đực, cánh có gân hoa văn còn con cái không có. Ngoài ra, con đực có phát ra tiếng kêu, còn con cái thì không. Đối với bò cạp, cách nuôi cũng giống dế, tuy nhiên, thức ăn cho bò cạp là thịt động vật hoặc tôm tép, cá ốc, côn trùng. Loại này khó phân biệt giới tính.

Về chu kỳ nuôi, đối với dế 45 ngày là có thể bán được, 70-80 ngày là dế sinh sản. Còn bò cạp, hơn 2 tháng có thể bán được, 4-5 tháng là sinh sản.

Hồng Châu (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Về quê nuôi... ruồi

    Về quê nuôi... ruồi

    04/10/2015 9:12 PM

    Nhìn cô gái trẻ thò tay vốc từng vốc... ấu trùng (dòi) ruồi bò lúc nhúc trong thau nhựa, luôn miệng thuyết minh: "Loại ruồi này rất có ích", nhiều người sẽ phát hoảng vì ghê. Nhưng với Lê Hồ Thanh Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Pi Link, đó là biết bao công sức, tâm huyết nghiên cứu gây giống loài côn trùng này để tìm cơ hội khởi nghiệp.

  • Nuôi côn trùng kiếm tiền tỷ ở Việt Nam

    Nuôi côn trùng kiếm tiền tỷ ở Việt Nam

    31/08/2015 10:27 AM

    Những con côn trùng, bò sát nhỏ bé như dế, bọ cạp hay rắn mối... có thể "sinh ra tiền tỷ" cho nhiều cá nhân và hộ dân trên cả nước.

  • Người đàn ông làm chủ hơn 800.000 con dế

    Người đàn ông làm chủ hơn 800.000 con dế

    13/01/2014 1:05 PM

    13 năm theo nghề nuôi dế, ở tuổi 35, anh Lê Thanh Tùng đã có trong tay hơn 800.000 con dế.

  • 'Vua' rắn mối miền Tây

    'Vua' rắn mối miền Tây

    26/06/2013 5:10 PM

    Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.

  • Kinh doanh côn trùng vốn ít, dễ tiêu thụ

    Kinh doanh côn trùng vốn ít, dễ tiêu thụ

    16/05/2013 11:09 AM

    Chỉ cần chiếc thùng xốp cộng thêm một chút thức ăn như cám, cỏ, rau củ là có thể nhân giống ra những con dế mỡ màng giúp người nuôi lãi chục triệu đồng mỗi tháng.

  • Kinh doanh côn trùng độc thu "lợi khủng"

    Kinh doanh côn trùng độc thu "lợi khủng"

    08/10/2012 2:35 PM

    Kinh doanh công trùng đang trở thành mối kinh doanh thu về nguồn lợi nhuân cao. Vì thế, để kiếm lời, không ít người săn côn trùng còn dùng cả thuốc trừ sâu để làm "săn" con mồi trước khi cho vào lồng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.