Khởi nghiệp thất bại, thực tế, các startup vẫn thường thất bại. Bất kỳ ai từng khởi nghiệp hoặc làm việc liên quan đến các quỹ trong hệ sinh thái khởi nghiệp đều sẽ cho bạn biết 1 điều: Thất bại là điểm đặc trưng của hệ sinh thái này.
Không có gì phải xấu hổ. Nếu con đường từ khởi nghiệp tới khi thành doanh nghiệp lớn dễ đi thì chắc ai cũng có thể trở thành doanh nhân. Nếu dễ dàng tìm được 1 startup có thể nhân gấp 10 lần số vốn đầu tư cho bạn thì ai cũng có thể là nhà đầu tư mạo hiểm.
“Lúc đó, giá vận tải ở Việt Nam lại cao hơn nhiều lần so với khu vực và thế giới. Có tới 70% xe vận tải ở Việt Nam đang di chuyển một chiều, tức là chiều đi họ có hàng nhưng chiều về lại chạy xe trống” – anh Giáp cho biết.
Từ đó, anh đã hình thành mong muốn tạo ra một sản phẩm giúp các nhà xe có thể tìm kiếm hàng trên những chuyến xe chiều về, giúp tiết kiệm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa, trong khi chủ xe tăng thêm 20% doanh thu.
CEO của NetLoading: Khởi nghiệp thất bại làm lại từ đầu. Ảnh: Nguồn Internet
Cách đây vài năm, mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy) ở Việt Nam đã manh nha hình thành. Vì vậy, Giáp nghĩ đến việc xây dựng hệ thống xe chiều về thùng rỗng kết nối với các chủ hàng ở địa phương.
Khởi nghiệp ở đâu cũng gặp khó khăn
Lê Đình Giáp và hai người bạn khác là Lê Thị Nga (phụ trách marketing) và Lê Đăng Quỳnh (phụ trách tài chính và thiết kế sản phẩm) đã bắt tay xây dựng NetLoading.
Lý giải về việc lựa chọn tên sản phẩm, Lê Thị Nga – Co-founder của Netloading cho biết, đây là từ ghép của “network” (kết nối) và “loading” (vận tải).
Mục tiêu của cả nhóm là xây dựng một phần mềm thông minh giúp kết nối giữa người dùng hay doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với mạng lưới xe vận tải chiều về trống thùng trên khắp Việt Nam.
Ứng dụng giúp doanh nghiệp vận tải có thêm doanh thu trong khi chí phí không đổi, mặt khác, làm giảm phí vận tải cho khách hàng do họ chỉ phải gánh chịu chi phí cho một chiều với tỷ lệ thấp hơn.
Chị Nga cho biết: “Khi xây dựng nền tảng, chúng tôi đã đến gặp các tài xế và thấy rằng, 90% xe tư nhân trống chiều về. Trong khi đó, Việt Nam chưa có một giải pháp thực sự nào hiệu quả cho vấn đề này. Đây là cơ hội lớn để NetLoading có được thị trường của riêng mình. Nhìn ra thế giới, nhiều sản phẩm tương tự đã có và thành công như Loji ở Trung Quốc, Black Buck ở Ấn Độ”.
Năm 2016 khi vừa xây dựng sản phẩm, nhóm thiết kế các kết nối trên website NetLoading nhưng “không ăn thua”. Theo chị Nga, thời điểm đó, dù người dùng được sử dụng miễn phí nhưng các nhà xe vẫn không dùng đến Netloading.
Tìm hiểu mới thấy, tài xế khi lái xe thường di chuyển liên tục, lại phải tập trung lái xe, không có thời gian mở website xem yêu cầu chở hàng hay báo cước.
Vì vậy, Lê Đình Giáp bàn với cả nhóm về việc kết nối chủ hàng chủ động hơn, tiện lợi hơn như xây dựng Mobile App, Marketing, Telesale và Direct sale.
Thời điểm khó khăn nhất của anh Giáp
Bước ra khỏi cuộc thi, khi mà dự án mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng, các thành viên chính trong nhóm lần lượt rời đi, chỉ để lại một mình anh Giáp với đam mê hoàn thành ước mơ còn dang dở.
Đây có thể nói là thời điểm khó khăn nhất của Giáp, khi xuất thân là dân kinh tế lại phải tự tìm tòi học hỏi về kỹ thuật, công nghệ để tự vận hành và sửa những lỗi trục trặc của hệ thống.
Với số tiền thưởng ít ỏi từ các cuộc thi cộng thêm vay mượn từ gia đình và người quen với số tiền là 50 triệu đồng, đến tháng 4/2016, Giáp và đội ngũ nhân sự mới đã cho ra đời phiên bản sản phẩm NetLoading đầu tiên.
Tuy nhiên, số tiền đó cũng chỉ đủ để anh “cầm cự” đến tháng 10/2016. Bởi lúc bấy giờ, NetLoading mới chỉ được định hình trên website và chưa thu hút được người dùng.
Áp lực lại đè nặng lên các thành viên trong nhóm còn Giáp với trách nhiệm của người trưởng nhóm lại càng nặng nề hơn. Giáp đã phải vay thêm tiền để trả lương cho nhân sự và duy trì hoạt động của dự án.
Suốt hai tháng ròng rã, nhóm của anh Giáp đã phải đến từng bãi xe tải tại Hà Nội, tìm hiểu công việc của các nhà xe, hỏi xem nhu cầu và ý kiến của các tài xế như thế nào.
Qua những cuộc khảo sát, có rất nhiều xe chạy trống chiều về, nhưng khi giới thiệu NetLoading, hầu hết các nhà xe đều trả lời là chưa phù hợp. Khi đó, đội nhóm của anh chỉ chốt được có 7 hợp đồng tất cả.
“Đỉnh điểm, có lúc không có tiền thuê văn phòng, phải vật vờ ở quán cà phê làm việc. Thậm chí, phải đi làm thêm nhiều nghề như shipper buổi tối để trang trải cuộc sống hàng ngày” – anh Giáp chia sẻ.
“Trong cái rủi, lại có cái may”
Năm 2016, được đánh dấu là bước chuyển mình cho cộng đồng startup. Bên cạnh nhiều chính sách hỗ trợ chung cho cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2016, Chính phủ đã có sự quan tâm đặc biệt, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho cộng đồng khởi nghiệp.
Một trong những sự kiện để lại nhiều dấu ấn nhất trong năm 2016 đó chính là việc Chính phủ đề xuất bỏ điều 292 của Luật Hình sự trước những ý kiến của cộng đồng khởi nghiệp.
Nhận ra rằng, các tài xế thường xuyên di chuyển nên không có thời gian mở website xem yêu cầu chở hàng và báo cước. Vì vậy, đội ngũ nhân sự đã xây dựng một phiên bản NetLoading thành một ứng dụng phù hợp với tiêu chí của các chủ xe.
Đây cũng được coi như là một bước ngoặt của NetLoading, ứng dụng mới được nâng cấp ra đời và cho đến nay đã thu hút được khá nhiều người dùng bởi sự tiện lợi.
Anh Giáp cho biết, trong những tháng cuối năm 2016, anh đã ứng tuyển và lọt vào vòng gọi vốn của HATCH!. “Con đường đi của mình dường như có chút thuận lợi hơn. Với 2 tháng được các Mentor cố vấn chuyên môn về công nghệ và Logistic, đôi nhóm của mình có bước xoay chuyển trong việc tiếp cận khách hàng” – anh Giáp nói thêm.
Anh Giáp chia sẻ thêm, có thời điểm, anh phải tự mày mò, tự học và thử nghiệm các thuật toán. Qua thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, bản thân anh ít nhiều cũng có những kiến thức nền tảng, cơ bản về công nghệ.
Tính đến 6 tháng trở lại đây, NetLoading đã kết nối được với 8000 chủ xe, hơn 4500 đơn hàng/tháng và doanh thu tăng lên gấp 10 lần từ 50 triệu lên đến 500 triệu với mức tăng trưởng 15%/tháng.
Lên kế hoạch để phục hồi từ thất bại
Cũng tại buổi workshop, anh Giáp cũng chia sẻ thêm với các bạn trẻ 4 lời khuyên mà chính bản thân anh đã tự rút ra từ những quãng thời gian “thất bại”.
Thứ nhất, chúng ta phải có sự đam mê. Nếu chúng ta có đam mê, quyết tâm và biết cách làm thì dù có thất bại ở ý tưởng, sản phẩm này, chúng ta vẫn có thể thành công với sản phẩm khác.
Thứ hai, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một định hướng rõ ràng. Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính, nên chuẩn bị tài chính cho ít nhất là một năm vận hành. Nguồn lực tài chính của bạn cần phải đủ ổn trước khi bắt đầu việc kinh doanh. Có nhiều cách thức để huy động vốn cho startup từ các tổ chức cho vay hay gây quỹ cộng đồng.
Tiếp đó, hãy lên kế hoạch để phục hồi từ thất bại và tiến bước trở lại trên con đường dẫn đến thành công. Hãy chắt lọc tất cả mọi thứ học được từ thất bại và biến chúng thành một kế hoạch mới.
Và cuối cùng là về nhân sự, 1 trong những yếu tố then chốt dẫn đấn sự thất bại. "Cái khó nhất khi khởi nghiệp là việc bạn giữ được đội ngũ nhân sự tiềm năng của mình, khó có thể tránh khỏi thất bại nên việc có được đội ngũ nhân sự có năng lực và nhiệt huyết sẽ trở thành một trong những điều kiện giúp bạn khởi nghiệp thành công" – anh Giáp nhấn mạnh.
-
CEO của NetLoading: Khởi nghiệp thất bại làm lại từ đầu
15/08/2019 5:21 PMDưới đây là chia sẻ của anh Lê Đình Giáp – Founder và CEO của NetLoading tại workshop “Khởi nghiệp thất bại làm lại từ đầu” vừa diễn ra tại Hà Nội.