Ở nước Đức, thương hiệu này đã được coi là ví dụ thành công điển hình của DN gia đình nói riêng và trong thế giới DNNVV nói chung.
Ra đời năm 1936, thương hiệu này đã nhanh chóng vươn tới những đỉnh cao mà không nhiều thương hiệu khác cùng quy mô và mô hình sở hữu gia đình trong thế giới thương hiệu có được. Vậy mà bây giờ nó đang trượt dốc không phanh. Từ sa sút kinh doanh đến sa thải nhân công trong thời gian qua, hãng Meyra gắng gượng ghê gớm nhưng xem ra không xoay chuyển được tình thế để rồi cuối cùng để bị một hãng của Ba Lan thâu tóm.
Meyra đã đánh giá quá thấp sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc. |
Nguyên nhân chính khiến thương hiệu này sa sút là sự thiếu thức thời của chủ sở hữu và quản lý. Để giữ đặc tính của Cty gia đình, người thành lập thương hiệu năm 1936 là ông Wilhelm Meyer đã bám giữ quá lâu vào cương vị lãnh đạo và quản lý mà không lưu tâm thoả đáng đến đào tạo thế hệ kế cận. Đến tuổi 91, ông mới trao quyền quản lý công ty cho con trai khi ấy đã 60 tuổi, nhưng vẫn can dự vào chuyện kinh doanh và quản lý của con trai. Người này chỉ kế nghiệp được có 6 năm rồi qua đời và cơ nghiệp được uỷ thác cho cậu cháu trai 36 tuổi hoàn toàn không có duyên với kinh doanh nên đứng đầu nhưng không có khả năng lãnh đạo, phải quyết nhưng không dám quyết. Chỉ coi trọng họ hàng và lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở cho sự tin tưởng, hãng này không hề đếm xỉa đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và khả năng quản lý kinh doanh xuất sắc ở bên ngoài.
Tình trạng thiếu thức thời trong giới lãnh đạo DN ở thương hiệu này thể hiện rõ nét nhất ở chỗ chậm điều chỉnh định hướng kinh doanh khi môi trường kinh doanh thay đổi. Meyra đã đánh giá quá thấp sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc. Sản phẩm của Meyra có giá 800 Euro trong khi giá sản phẩm của Trung Quốc với chất lượng sản phẩm cả về thiết kế, công năng và công nghệ chỉ bằng một phần mười. Lẽ ra ngay từ rất sớm, thương hiệu này phải chuyển hướng sang tập trung vào sản phẩm chất lượng thật cao để bán với giá cao và sản phẩm bình thường bán với giá rẻ để cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc. Hay như khi chính sách bù trợ trong bảo hiểm y tế thay đổi theo hướng giảm mức bù trợ, có nghĩa là phần đóng góp của người sử dụng xe đẩy xe lăn tăng lên, hãng này lẽ ra phải có điều chỉnh giá cả và thay đổi sản phẩm để phù hợp với khả năng tài chính của người sử dụng. Cả trong việc tranh thủ đối tác khách hàng chiến lược và chọn đối tác hợp tác ở nước ngoài, chủ động đối phó với cạnh tranh trên thị trường Châu Âu, hãng này vừa chủ quan vừa chậm chân. Những lý do chủ quan ấy đã làm thương hiệu này sa sút đến thế.








-
Liên minh Châu Âu phác thảo kế hoạch mua khí đốt từ Nga
15/05/2022 9:11 PMLiên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra giải pháp cho các nhà nhập khẩu khí đốt của khối này để tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua nhiên liệu từ Nga và vẫn đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thanh toán bằng đồng ruble.
-
Khủng hoảng nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu gia tăng sau khi Nga áp đặt các lệnh trừng phạt
14/05/2022 9:45 PMÁp lực lên châu Âu để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt đã gia tăng vào thứ Năm (12/5) sau khi Moscow áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các công ty con của Gazprom thuộc sở hữu nhà nước ở châu Âu.
-
Doanh nghiệp châu Âu lo ngại suy thoái kinh tế nghiêm trọng
08/05/2022 4:42 PMGiám đốc điều hành của một số tập đoàn lớn ở châu Âu chia sẻ trên đài CNBC rằng họ nhận thấy một cuộc suy thoái nghiêm trọng đang hiện hữu ở lục địa này.
-
Doanh nhân Bỉ khởi nghiệp với nước dừa và triển vọng nông sản Việt tại châu Âu
10/08/2021 7:55 PMMột doanh nhân Bỉ đã khởi nghiệp với nước dừa Việt Nam được 6 năm và dự tính rằng, năm sau, anh sẽ tuyển thêm nhân lực và mở rộng quy mô xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường châu Âu…
-
Châu Âu cảnh báo nhà đầu tư Bitcoin có thể mất tất cả
30/01/2021 4:05 PMLãnh đạo ECB Gabriel Makhlouf lo ngại về lựa chọn đầu tư của người tiêu dùng, khi Bitcoin nổi tiếng có biến động giá lớn.
-
Nghị viện châu Âu lên tiếng về tin đồn tỷ phú Jack Ma 'biến mất'
13/01/2021 6:11 PMMới đây, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) kiêm Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP), bà Nicola Beer bày tỏ lo ngại về tin đồn người sáng lập Alibaba, tỷ phú Jack Ma 'biến mất'.