Cập nhật 27/08/2013 9:20 PM
Thời gian qua, hàng loạt các dấu hiệu lừa đảo, sai phạm của các công ty bán hàng đa cấp bị báo chí phanh phui. Những chiêu trò lừa đảo tuy không mới nhưng vẫn có đến hàng nghìn người bị cuốn vào vòng xoáy bị lừa - đi lừa. Điều đáng nói, những công ty bán hàng đa cấp như vậy bằng cách nào có thể tồn tại trong một thời gian dài với số lượng thành viên khổng gây ra những hệ lụy khủng khiếp.
Cận cảnh nơi ăn ở nhồi nhét, xập xệ của những nhân viên Lô Hội tại Vũ Thư, Thái Bình

Quay ra lừa bạn bè, người thân

Nhiều người giật mình khi chứng kiến cuộc sống của hàng nghìn nhân viên Công ty TNHH TM Lô Hội, chi nhánh Thái Bình (Lô Hội). Trong vòng vài năm, nhân dân nhiều xã thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình làm giàu nhanh chóng nhờ vào việc… cho thuê phòng trọ. Có điều, Vũ Thư không có khu công nghiệp, hầu hết những người thuê trọ trên địa bàn đều là nhân viên của công ty Lô Hội. Phần lớn họ đều còn rất trẻ chỉ từ 18 - 24 tuổi, đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Có thời điểm, số người đến Vũ Thư thuê trọ lên đến hàng nghìn người. Được biết, để vào làm việc tại Lô Hội, mỗi nhân viên phải đóng 7 triệu đồng, giao giấy tờ tùy thân cho công ty quản lý, ăn ở tự túc. Chính vì vậy, họ thường gộp thành một nhóm từ 30 - 40 người thuê chung một phòng trọ, cùng ăn uống, sinh hoạt để tiết kiệm chi phí. Theo những người dân ở Vũ Thư, Thái Bình, họ hầu như không biết những nhân viên của Lô Hội kinh doanh mặt hàng gì, chỉ biết khi ra đường luôn ăn mặc chải chuốt, sạch sẽ. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngăn nắp, sạch sẽ, chỉn chu là cuộc sống bầy đàn, chen chúc. Mỗi phòng trọ chỉ 25 - 30m2 nhưng có đến 40 con người, cả nam và nữ cùng sinh hoạt, ăn uống. Mỗi ngày có người đi chợ cho đủ 40 người với khẩu phần ăn 1 ngày 2 bữa là 7.000 đồng. Số tiền sinh hoạt hàng tháng cho mỗi nhân viên Lô Hội tại Vũ Thư, Thái Bình chỉ 500.000 đồng.

Nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra chính từ thói quen sống “tập thể”, “bầy đàn” của những nhân viên này. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư ghi nhận nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị trong tình trạng gào thét, kêu khóc do mắc phải căn bệnh hysteria - hay còn gọi nôm na là “bệnh... thèm trai” (do thường xuyên phải chứng kiến cảnh yêu nhau mà không được giải quyết nhu cầu sinh lý). Có rất nhiều trường hợp phải đi phá thai do không biết cách phòng tránh cho bản thân. Ông Nguyễn Văn Thưởng, Trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho biết: “Từ ngày có người của Lô Hội về, nghĩa trang trong làng xuất hiện thêm rất nhiều những ngôi mộ không tên, chôn cất các hài nhi. Những phòng khám tư ở đây đều từng nhiều lần thực hiện việc nạo phá thai cho các nữ nhân viên Lô Hội. Họ ăn ngủ tập thể với nhau suốt ngày suốt đêm như thế, không có những chuyện như vậy xảy ra mới là lạ”. Thế nhưng, ở quê nhà, phụ huynh của họ vẫn đinh ninh con cái mình đang được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp với mức lương hứa hẹn lên tới vài chục triệu đồng một tháng. Khoản thu nhập khổng lồ được vẽ ra chưa thấy đâu, nhiều người đã bị cuốn vào vòng xoáy lừa đảo đa cấp. Phần vì xấu hổ với họ hàng làng xóm, phần vì bị kiềm tỏa trong vòng vây quy định của công ty cũng như của chính những “đồng nghiệp” đang cùng sinh sống. Không dũng cảm thoát ra được vòng xoáy này, chính những người bị lừa vào đường dây lại quay ra lừa lại bạn bè, người thân với những mánh khóe ngày càng tinh vi hơn.

Những chiêu trò lừa đảo mới

Nguyễn Thiện Thắng (SN 1990, Nghệ An), một người may mắn từ bỏ được Lô Hội kể lại quá trình thoát ra được cuộc sống bầy đàn đó. Ban đầu chỉ là những lời mời gọi làm nhân viên kiểm hàng của một công ty may ở Thái Bình với mức lương tầm 3 - 4 triệu đồng. Nhưng khi vừa đặt chân đến Thái Bình, Thắng đã được bạn mình đưa thẳng về khu phòng trọ cùng sinh hoạt với 30 người. Liên tục trong mấy ngày đầu, Thắng bị nhồi nhét về cơ hội được sống trong tập thể chuyên nghiệp, tự tin, năng động. Tối đến, Thắng được tham gia các trò chơi tập thể, giao lưu, những màn hò hét cùng sự xuất hiện của những MC cây nhà lá vườn. Cuối buổi luôn là những chia sẻ về thành công trong kinh doanh về thu nhập “khủng” của những người quản lý như họ. “Đến ngày thứ 3, tôi bị bắt dậy từ rất sớm, nhưng điểm đến lại không phải là công ty may như hứa hẹn của người bạn mà là Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Sao Mai (Chi nhánh của Công ty Lô Hội tại Thái Bình). Tôi bị đưa vào một phòng lớn cùng nhiều học viên khác. Trong đó người ta chỉ dạy cách lôi kéo thành viên về những thu nhập sẽ đến trong tương lai. Ngay khi biết tôi có ý định bỏ đi, những đồng nghiệp thân thiện trước đây đã nhốt tôi vào phòng đòi thanh toán những khoản đã “đầu tư” cho tôi (chỉ vài bữa cơm đạm bạc) tới hơn 7 triệu đồng” - Thắng kể lại. Chỉ sau khi dọa báo công an, anh mới được thả ra trong thái độ hằn học của những nhân viên Lô Hội.

Thắng cũng cho biết, ngay khi đăng tải kinh nghiệm của mình lên mạng Internet, anh đã nhận được nhiều chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ. Hầu hết đều cho rằng, Thắng đã may mắn khi chưa gia nhập vào đường dây này. Nhiều người còn bị chính người thân của mình lừa gạt. Không hề có bán hàng đa cấp mà chỉ lừa gạt những người vào sau để thu hồi vốn. Trước đây, những công ty bán hàng đa cấp thường chỉ thu hút người tham gia bằng các chiêu trò quảng cáo, mị dân với những tính năng không có thực. Giờ đây, đánh vào nhu cầu tìm việc đang ngày càng khó khăn, các công ty này lừa lôi kéo người tham gia bằng những công việc ổn định. Chỉ khi bị đưa vào các lớp học, nhiều người mới phát hiện ra thì đã bị giữ giấy tờ tùy thân hoặc bị dọa nạt bắt ép phải tham gia.

Lôi kéo tiếp nạn nhân để gỡ gạc

Dù xuất hiện đã lâu ở Việt Nam, nhưng mới tới năm 2005, bán hàng đa cấp mới được thừa nhận tính hợp pháp bằng Nghị định 110 ngày 24-8-2005. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn chưa đề cập chi tiết đến các chế tài xử lý. Một cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: “Rất khó xử lý những công ty bán hàng đa cấp bất chính, lừa đảo. Bởi, hầu hết người trong công ty đều lừa nhau tham gia, không ai dại gì tự thừa nhận mình lừa đảo nên rất khó để xác minh sự bất chính, lừa đảo của các công ty trên. Hầu hết các đường dây đa cấp lừa đảo khi bị phát hiện đều đã phát triển thành một mạng lưới các chân rết rộng lớn như MB24. Lúc đó, đổ sập theo dây chuyền kéo theo hệ lụy rất lớn”. Một cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an cho biết: “Trên thực tế, các công ty đa cấp bất chính không hề tạo ra lợi nhuận kinh doanh mà chỉ lấy tiền người sau trả cho người trước, người được lợi cuối cùng vẫn là công ty. Những người tham gia trước có thể biết mình bị lừa nhưng vì lợi nhuận, tiền thưởng trước mắt tiếp tục lôi kéo người khác tham gia để gỡ gạc. Ai cũng nghĩ mình có thể nhanh chân hơn để lấy lại tiền, nhưng phần lớn đều bị cuốn vào vòng xoáy của đa cấp”.

Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch Hiệp hội bán hàng đa cấp từng phát biểu trên báo giới: “Nếu ai có bất kỳ bức xúc, khiếu nại về các công ty bán hàng đa cấp, hãy gửi đơn đến hiệp hội, chúng tôi sẽ bảo vệ, giúp đỡ cho người đó”. Nhưng trớ trêu thay, bà Nhi hiện cũng lại là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM Lô Hội. Trong trường hợp này, người lao động, người tiêu dùng biết kêu cầu ai bảo vệ quyền lợi cho mình khi có quá nhiều dấu hiệu rõ ràng về hành vi lừa đảo của chi nhánh Lô Hội tại Thái Bình.

Thu Cúc (An ninh thủ đô)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Sàn Forex của Lion Group: Phát triển mạng lưới như đa cấp, nguy cơ trắng tay cho người tham gia

    Sàn Forex của Lion Group: Phát triển mạng lưới như đa cấp, nguy cơ trắng tay cho người tham gia

    25/02/2021 4:33 PM

    Người tham gia Lion Group có thể phát triển đội nhóm bằng cách kêu gọi, vận động người khác tham gia tương tự hình thức đa cấp và được hưởng hoa hồng tới 4 cấp bậc.

  • Bẫy đa cấp tiền ảo và những con thiêu thân

    Bẫy đa cấp tiền ảo và những con thiêu thân

    25/02/2021 8:57 AM

    Nếu như việc đầu tư "trâu cày" các loại tiền điện tử như Bitcoin, ETH... luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì thời gian gần đây, đã có không ít người dân bị các đối tượng rủ rê đầu tư vào những đồng tiền "vô danh" dưới dạng đa cấp. Với những lời hứa hẹn lãi ròng gấp đôi, gấp ba số tiền đầu tư, chỉ trong một thời gian ngắn bọn chúng đã khiến bao nhà đầu tư trắng tay, bao gia đình khốn đốn...

  • Hai công ty đa cấp bị phạt gần 1 tỷ đồng

    Hai công ty đa cấp bị phạt gần 1 tỷ đồng

    22/12/2020 10:22 AM

    Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam và Công ty TNHH MTV Thương mại Mỹ Lợi bị phạt lần lượt 250 triệu và 710 triệu đồng do có nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp.

  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua mạng và kinh doanh đa cấp trái phép mới

    Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua mạng và kinh doanh đa cấp trái phép mới

    15/12/2020 5:11 PM

    Mới đây, Công an TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân về kiểu lừa đảo mới trên mạng của một số trang web huy động vốn, tổ chức kinh doanh trái phép theo phương thức đa cấp.

  • Ám ảnh bóng ma đa cấp thời 4.0: Sau mộng giàu sang là trắng tay, vỡ nợ

    Ám ảnh bóng ma đa cấp thời 4.0: Sau mộng giàu sang là trắng tay, vỡ nợ

    05/12/2020 9:50 AM

    Những cuộc càn quét của các mô hình đa cấp biến tướng đội lốt dưới những dự án thương mại điện tử, công nghệ 4.0 đang vươn vòi về tận các làng quê, thôn xóm. Sự dối trá, lọc lừa khiến cuộc sống hàng nghìn người đang bị đảo lộn. Trong phản ánh gửi về báo Tiền Phong, nhiều nạn nhân của các mô hình đa cấp thời 4.0 cho hay đã tỉnh mộng giàu sang sau khi trắng tay, vỡ nợ, rạn nứt tình thân chỉ vì những giây phút mù quáng.

  • Ám ảnh bóng ma đa cấp thời 4.0: Những màn kịch đầu tư forex

    Ám ảnh bóng ma đa cấp thời 4.0: Những màn kịch đầu tư forex

    01/12/2020 3:15 PM

    Với kịch bản kết bạn, nhắn tin, gọi điện trò chuyện, hỏi han, nhân viên môi giới forex (IB) từng bước làm thân với nhà đầu tư. Với bí quyết “nhất thân, nhị quen, tam xuống tiền”, IB từng bước tạo lòng tin, kích thích lòng tham để nhà đầu tư nộp tiền. Những chiêu trò chăn khách dần hé lộ.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.