Sau khi liệt kê cụ thể những động thái của Trung Quốc kể từ ngày 2/5, thời điểm Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thông cáo nêu rõ hành vi của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận cấp cao hai nước.
Tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Thông cáo nhấn mạnh trên cơ sở kiên trì đối thoại tìm kiếm các biện pháp hòa bình, Việt Nam đã công khai liên lạc với Trung Quốc hơn 20 lần về vụ việc, bao gồm các kênh liên lạc giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, các giao tiếp giữa Giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) và Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC )...
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã 8 lần liên lạc với phía Trung Quốc ở Hà Nội và Bắc Kinh. Đáng chú ý vào chiều 6/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Thông cáo kèm theo bản đồ xác định vị trí của giàn khoan Hải Dương 981; Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24: Báo cáo của các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về các diễn biến hiện nay ở Biển Đông; Những điểm nổi bật của phản ứng quốc tế với hành động gây hấn bất hợp pháp của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng một loạt tàu hỗ trợ ra khỏi vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đề nghị chính phủ tất cả các nước lên tiếng chỉ trích hành vi sai trái của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, tôn trọng quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia ven biển phù hợp với UNCLOS 1982.
Hành động sai trái của Trung Quốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh hàng hải và an toàn trong Biển Đông và trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
-
Cố vấn an ninh Mỹ lo ngại hành vi đe doạ của Trung Quốc ở Biển Đông
20/08/2019 9:41 PMJohn Bolton khẳng định Mỹ sát cánh cùng các nước trước hành vi đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông trong phát biểu hôm nay.
-
Quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông
21/07/2019 9:02 AMLà quốc gia ven biển, Việt Nam có quyền chủ quyền trong khai thác dầu khí, khoáng sản trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
-
Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc phóng tên lửa và diễn tập ở Biển Đông
04/07/2019 5:23 PMViệt Nam đề nghị các bên liên quan đóng góp vào hoà bình và an ninh ở khu vực sau khi Mỹ chỉ trích "hành động mang tính đe dọa" của Trung Quốc.
-
Lo ngại Trung Quốc, Tổng thống Philippines cảnh báo nguy cơ Biển Đông thành “điểm nóng”
31/05/2019 11:22 PMTổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bày tỏ sự quan ngại hiếm hoi về các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, khu vực mà ông cảnh báo có thể trở thành “điểm nóng”.
-
Ngoại trưởng Mỹ: “Vành đai, con đường” của Trung Quốc liên quan tới đảo nhân tạo
30/03/2019 12:30 AMNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ ra mối liên quan giữa sáng kiến “Vành đai, con đường” và hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.
-
Canada chính thức lên tiếng sau phán quyết của PCA về Biển Đông
22/07/2016 9:26 AMNgày 21/7, Ngoại trưởng Canada Stéphane Dion ra tuyên bố nhấn mạnh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông mang tính ràng buộc cho các bên.