CafeLand - Luật Thương mại Việt Nam không đề cập đến khái niệm thế nào là Hợp đồng Thương mại trong khi việc thiết lập hợp đồng trong hoạt động thương mại là một hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất.

Có nhiều cách hiểu về khái niệm Hợp đồng Thương mại được nêu ra, phổ biến là cách hiểu như sau: Hợp đồng thương mại là hợp đồng mà sự thỏa thuận nhằm mục đích sinh lợi với ít nhất một bên là thương nhân.

Để xem xét một hợp đồng thương mại, có hai yếu tố cơ bản cần lưu tâm gồm: Nội dung và chủ thể ký kết.

Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, Luật Thương mại cũng có quy định thêm về những đối tượng cũng thuộc phạm vi điều chỉnh là tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại.

Hoạt động thương mại cũng được định nghĩa là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Tức là mục đích của việc hoạt động thương mại là phải phát sinh lợi nhuận.

Trong khi Hợp đồng Dân sự được quy định như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với đối tượng điều chỉnh khá rộng là cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự, thương mại, lao động,... và mục đích sinh lợi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành quan hệ hợp đồng.

Đành rằng Hợp đồng Dân sự áp dụng Bộ luật Dân sự, Hợp đồng Thương mại áp dụng Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhưng về thực tiễn áp dụng sẽ gây khó khăn trong việc xác định chính xác loại hợp đồng. Đơn cử đối với quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng thương mại, mức phạt không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, còn trong hợp đồng dân sự, mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận.

Đối với khái niệm Hợp đồng Thương mại, PLF cho rằng: Hợp đồng Thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên (mà ít nhất một bên là thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại) để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

CafeLand kết hợp với công ty luật PLF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại

    Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại

    16/04/2014 4:02 PM

    CafeLand - Để đạt được thoả thuận giữa các bên khi giải quyết tranh chấp là rất khó khăn. Do đó việc thiết lập điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng giúp các bên tham gia hợp đồng đảm bảo quyền lợi tốt nhất.

  • Thế nào là hợp đồng thương mại?

    Thế nào là hợp đồng thương mại?

    27/03/2014 10:14 AM

    CafeLand - Luật Thương mại Việt Nam không đề cập đến khái niệm thế nào là Hợp đồng Thương mại trong khi việc thiết lập hợp đồng trong hoạt động thương mại là một hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.