CafeLand - Từ David Neeleman (nhà sáng lập và CEO của hãng hàng không JetBlue), Jerry Yang (đồng sáng lập và cựu CEO của Yahoo) đến Mike Lazaridis (nhà sáng lập và cựu CEO của hãng điện thoại Blackberry), cũng như nhiều nhà sáng lập thường thất bại trong hoạt động kinh doanh ngay trong những giai đoạn chuyển đổi. Bởi vì khi kinh tế khó khăn họ không mạnh dạn cắt giảm nhân sự, tiến hành những cải cách mới để cải thiện tình hình và điều này thường mang đến thất bại cho chính công ty của họ.

Terry Yang – đồng sáng lập và cựu CEO của Yahoo.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người cũng đạt được thành công lớn như Mark Zuckerberg (người sáng lập và CEO của mạng xã hội Facebook), Jeff Bezos (nhà sáng lập và CEO của Amazon) và Larry Ellison (đồng sáng lập và CEO của Oracle), vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó.

Theo Michael Useem, giáo sư về quản lý tại trường Wharton và là tác giả của cuốn sách “The Leader’s Checklist” chia sẻ quan điểm với Businessinsider: Quản lý một công ty lớn đòi hỏi những kỹ năng khác biệt so với khi mới thành lập công ty. Useem đề cập trong cuốn sách của ông: “Sáng lập viên thường có ý định duy trì quyền lãnh đạo của mình, tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi, sáng lập viên thường không đủ khả năng để thiết lập và duy trì văn hóa riêng của công ty khi công ty đã có tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhân viên”.

Ông cũng chỉ ra những khác biệt giữa nhà sáng lập và CEO, những điều này có thể gây khó khăn cho các nhà sáng lập như:

Xây dựng khả năng lãnh đạo cho người khác

Một CEO không thể giải quyết hết tất cả các công việc của công ty, họ cần những người trợ giúp, điều này đòi hỏi công ty phải có được những nhà lãnh đạo đáng tin cậy. Tuy nhiên, điều này gây khó khăn cho những nhà sáng lập vì họ hầu như không muốn chia sẻ quyền kiểm soát.

Useem chia sẻ với Businessinsider: “Bạn không thể làm một mình và có hàng nghìn người đang xếp hàng chờ được giúp bạn”.

Nhận định rõ tầm nhìn

Useem viết: “CEO phải có khả năng xây dựng một tầm nhìn rõ ràng và có sức thuyết phục rồi sau đó truyền đạt lại cho nhân viên của mình”. Đây là điều cần thiết để mở rộng và duy trì một hệ thống có thể chịu đựng những thách thức trong tương lai.

Đồng thời, bạn cần có khả năng để đưa những tư duy lãnh đạo của bạn vào khuôn khổ, bằng cách này, bất cứ khi nào hay bất cứ ai bước vào công ty đều phải thay đổi để phù hợp với những gì bạn muốn từ họ, trong khi bạn không cần phải nói bất cứ điều gì.

Điều này có thể gây khó khăn cho những nhà sáng lập khi họ chỉ tập trung vào ý tưởng của mình và thường phải đấu tranh với chính bản thân việc chia sẻ ý tưởng này với người khác.

Suy nghĩ và hành động một cách chiến lược

CEO phải có khả năng phân tích và nhận định được công ty sẽ đi tới đâu và những rủi ro mà công ty sẽ gặp phải.

Dự liệu được những điều phải gặp trong tương lai là quan trọng bởi vì thế giới bây giờ phức tạp và thay đổi nhanh hơn nhiều. Vì thế các CEO cần có một tầm nhìn chiến lược ngay từ đầu, chính đều này sẽ giúp các CEO thể hiện khả năng vực dậy công ty nếu thất bại và quan trọng nhất nó thể hiện rằng công ty bạn có đang “thực sự kinh doanh” hay không trong một môi trường cạnh tranh phức tạp ngày nay. Lãnh đạo một cách chiến lược có nghĩa là luôn đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ, ngay cả chính ý tưởng của mình và sẵn sàng cho sự thay đổi.

Khó khăn cho những nhà sáng lập là họ thường đặt ý tưởng ban đầu của họ lên trên hết và khó thay đổi.

Đặt lợi ích chung lên hàng đầu

CEO phải quan tâm đến lợi ích của nhân viên, khách hàng và ảnh hưởng toàn cầu của công ty mình.

Useem viết: “Trong hoạch định chiến lược phát triển, truyền đạt tầm nhìn, đưa ra quyết định, mục đích chung phải được đặt lên hàng đầu, tiếp đến mới là lợi ích cá nhân”. Tuy nhiên, các nhà sáng lập thường cho rằng mình mới là người nhận được lợi ích trên hết khi mình là người sáng lập ra công ty.

Quản lý các mối quan hệ

CEO phải “xây dựng mối quan hệ bền chặt với những người ảnh hưởng tới công ty và làm việc để khai thác được cảm xúc và niềm đam mê ở trong công ty”. Điều này làm cho nhân viên cảm thấy chính mình cũng đang sở hữu công ty và khi đó, họ sẽ ý thức được và cảm nhận được công việc của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công ty như thế nào, cũng như khả năng phát triển nghề nghiệp của mình.

Nhiều người khác nhau sẽ có những kỹ năng khác nhau để đóng góp cho công ty và những kỹ năng này làm cho công ty ngày càng phát triển.

Trong khi đó, các nhà sáng lập thường chỉ quan tâm tới ý tưởng hơn là tới nhân viên của mình, điều này gây ra khó khăn không nhỏ cho các nhà sáng lập khi quản lý công ty.

Gia Bảo (Businessinsider)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tại sao những nhà sáng lập thường là những CEO thất bại?

    Tại sao những nhà sáng lập thường là những CEO thất bại?

    04/09/2013 10:10 AM

    CafeLand - Từ David Neeleman (nhà sáng lập và CEO của hãng hàng không JetBlue), Jerry Yang (đồng sáng lập và cựu CEO của Yahoo) đến Mike Lazaridis (nhà sáng lập và cựu CEO của hãng điện thoại Blackberry), cũng như nhiều nhà sáng lập thường thất bại trong hoạt động kinh doanh ngay trong những giai đoạn chuyển đổi. Bởi vì khi kinh tế khó khăn họ không mạnh dạn cắt giảm nhân sự, tiến hành những cải cách mới để cải thiện tình hình và điều này thường mang đến thất bại cho chính công ty của họ.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.