Tập đoàn VNPT tuyên bố cơ bản đã hoàn thành việc tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ. Như vậy, VNPT đã rút ngắn thời gian tái cơ cấu trước 5 năm theo như kế hoạch đã được đưa ra trước đó.
Tái cơ cấu cán đích trước 5 năm
Theo ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc VNPT, từ 1/7/2015, 3 Tổng Công ty mới là VNPT-VinaPhone, VNPT-Net, VNPT-Media chính thức hoạt động. Sau ngày 1/7, VNPT bước vào tái cơ cấu giai đoạn 3 để bộ máy trên Tập đoàn chỉ còn làm kế hoạch và chiến lược.
Trước đây, VNPT đã đưa ra kế hoạch đến năm 2020 sẽ hoàn thành mô hình tĩnh phân tách rõ ràng giữa hạ tầng, dịch vụ và bán hàng. Thế nhưng, với nỗ lực của mình, VNPT đã đẩy nhanh tiến độ này và phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ tái cơ cấu xong. Mới đây nhất, ngày 11/8/2015, Tổng công ty VNPT-VinaPhone chính thức ra mắt, đây được xem là “người chiến binh trên tuyến đầu” của VNPT.
Tổng Giám đốc VNPT-VinaPhone Lương Mạnh Hoàng cho biết, VNPT ra đời hơn 70 năm nay, trong đó phải đến 60 năm là độc quyền và chỉ có khoảng 15 năm cạnh tranh. Thói quen đấy, nề nếp đấy thậm chí còn rơi rớt đến ngày hôm nay ở đâu đó trong tư duy, vẫn chưa coi thương trường là chiến trường. Khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi, nhưng VNPT gặp phải vấn đề là lực lượng sản xuất đã thay đổi lâu rồi nhưng quan hệ sản xuất lại không thay đổi, dẫn đến bị tụt hậu. Đó là bài học VNPT rút ra, đây cũng là bài học xương máu cho VNPT với thế hệ tương lai.
Ông Lương Mạnh Hoàng cho biết, đến thời điểm này, có thể nói là những phần việc khó khăn nhất để thành lập VNPT-VinaPhone đã xong. Đó là tái cơ cấu các đơn vị dọc của VNPT như tách bộ phận kinh doanh của VDC, VNPT - I, VTN về Tổng Công ty VNPT-VinaPhone. VNPT -VinaPhone sẽ tiếp nhận 63 trung tâm kinh doanh của viễn thông tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, VNPT VinaPhone mới tiếp nhận được 6 trung tâm viễn thông ở các thành phố lớn và sẽ tiếp nhận tiếp 57 tỉnh.
Điều đó không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn vì các trung tâm kinh doanh tỉnh cũng đã được tái cấu trúc từ trước. Nếu nhìn tổng thể việc tái cơ cấu VNPT thì có thể nói việc tách khối kinh doanh tỉnh là giai đoạn 1, tách các công ty dọc là giai đoạn 2 đã đến hồi kết, còn giai đoạn 3 là sắp xếp lại các đơn vị của Tập đoàn. Để hoàn chỉnh thì mô hình phần cứng có thể xong, nhưng cái cần nhiều thời gian là phần mềm, đó là những quy chế quy định để phần cứng phối hợp với nhau nhịp nhàng, thúc đẩy sự phát triển…
“Nếu như trước đây VNPT chia các tổ chức theo dịch vụ. VinaPhone thì bán dịch vụ di động, VDC thì bán Internet… Nhiều khách hàng sử dụng cả 3 dịch vụ của VNPT thì lại phải ký hợp đồng với 3 đơn vị, đến khi chăm sóc khách hàng thì 3 đơn vị này cùng chăm sóc một khách hàng, cách làm này vừa manh mún vừa kém hiệu quả vì nguồn lực bị phân tán. Với việc tái cấu trúc, khách hàng chỉ tiếp xúc với “một cửa một dấu”.
Hoặc, trước đây một hạ tầng chỉ cung cấp một dịch vụ, nhưng bây giờ một hạ tầng cung cấp được tất cả các dịch vụ. Như vậy, VNPT có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, tiền bảo dưỡng hệ thống và cả công sức chăm sóc khách hàng. Đó là lý do vì sao mà lợi nhuận VNPT tăng tốt trong hai năm vừa qua”, ông Lương Mạnh Hoàng nói.
Sau khi VNPT-VinaPhone được thành lập, sẽ không còn chia theo dịch vụ mà chia theo 2 nhóm khách hàng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và khách hàng doanh nghiệp. Mỗi khách hàng có một nhu cầu khác nhau. Khách hàng cá nhân có thể dùng di động, dùng ADSL, dùng TV. Nhưng đối với doanh nghiệp, thêm vào đó là CNTT, giải pháp tích hợp, điện toán đám mây hoặc chính phủ điện tử. Như vậy, VNPT sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch vụ cho tất cả khách hàng.
Mô hình chuyên biệt đã đem lại hiệu quả
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT cho biết, VNPT đã thành lập 3 Tổng Công ty là VNPT-VinaPhone, VNPT-Net và VNPT-Media để thực hiện chiến lược “chuyên biệt”. Việc thành lập 3 Tổng Công ty chuyên biệt thì năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của VNPT sẽ cao hơn. Nhưng khi chuyên biệt hóa càng cao, thì câu chuyện phối hợp giữa các công đoạn là rất quan trọng. Mô hình mới của VNPT có nhiều lớp khác nhau. Lớp nhân viên ở dưới sẽ được khoán theo địa bàn, có người, tên tuổi địa chỉ để liên lạc với nhau. Sau đó là đến các phòng, trung tâm viễn thông bán hàng sẽ có những mối liên hệ trực tiếp với nhau. Phía trên là các Tổng Công ty cũng có liên kết với nhau và Tập đoàn giám sát toàn bộ quy trình đó.
VNPT đã thành lập 3 Tổng Công ty là VNPT-VinaPhone, VNPT-Net và VNPT-Media để thực hiện chiến lược “chuyên biệt”
Để phối hợp tốt thì toàn bộ hệ thống phối hợp đều được kiểm soát dưới hệ thống CNTT. Hệ thống CNTT cũng sẽ kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Ví dụ, có một đơn hàng đầu vào thì trên hệ thống tự động chuyển online xuống các trung tâm kỹ thuật và tổ nhân viên. Như vậy, các đơn đặt hàng, sửa chữa dịch vụ sẽ được đáp ứng rất nhanh và hệ thống sẽ kiểm soát bao nhiêu % đơn đặt hàng hoàn thành đúng thời gian để tính chế độ hưởng lương. Như vậy, VNPT đã đưa ra cơ chế thu nhập cho người lao động để tạo động lực cho sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là khối kinh doanh và kỹ thuật tại các tỉnh, thành được giao kế hoạch doanh thu và thuê bao cùng một chỉ tiêu. Tuy nhiên, nhân viên kỹ thuật sẽ có thêm chỉ tiêu thời gian lắp đặt, xử lý mạng lưới để đảm bảo chất lượng dịch vụ, còn nhân viên kinh doanh sẽ có chỉ tiêu là số lượng đơn hàng. Như vậy, tại các địa phương, khối kinh doanh và kỹ thuật sẽ “ngồi chung một thuyền”, cùng mục tiêu phấn đầu để thuê bao và doanh thu cùng phải tăng.
“Trước kia, VNPT làm theo kiểu quy hoạch mạng lưới, nhân viên kỹ thuật dưới địa bàn tập trung triển khai cho những nơi dự báo có nhu cầu khách hàng nên có hiện tượng khách hàng có nhu cầu ở những vùng chưa được quy hoạch thì không cung cấp được dịch vụ. Thế nhưng bây giờ, khi tách bạch kinh doanh và hạ tầng ra thì bên kinh doanh cứ bán hàng, còn bên kỹ thuật phải hỗ trợ kinh doanh. VNPT đã đưa ra cơ chế cấp vật tư theo yêu cầu, các tỉnh có thể kéo cáp ngay vì có sẵn vật tư. Vật tư thì để tập trung theo dự báo nhu cầu trong năm, có khách là đến lấy vật tư và kéo cáp cho khách hàng luôn. Như vậy, VNPT sẽ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ” ông Trần Mạnh Hùng nói.
Người VNPT phải thay đổi và có khát vọng
Hiện việc tái cấu trúc của VNPT bước đầu đã đem lại hiệu quả tốt. Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh số VNPT tăng 9,1% và lợi nhuận tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2014. Ông Tô Mạnh Cường cho biết, VNPT không vì tái cơ cấu mà quên hoạt động kinh doanh. Trong năm 2014, VNPT đã chủ động tìm các giải pháp cơ chế thúc đẩy kinh doanh. VNPT đạt mức tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu rất khả quan. “Mấy năm trước, VNPT có tăng trưởng doanh thu, nhưng tăng trưởng lợi nhuận không như kỳ vọng. Thế nhưng, hiện nay VNPT đạt tăng trưởng lợi nhuận ở mức 2 con số. Đây là nỗ lực của Tập đoàn”, ông Tô Mạnh Cường nói.
Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long cũng thẳng thắn cho rằng, kế hoạch năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 của VNPT đã có nhiều khởi sắc về tăng trưởng và sự tăng trưởng này khá bền vững.
Điều này cho thấy, việc tái cơ cấu VNPT đi đúng hướng. Tuy nhiên, so với thành tích trong quá khứ và đối thủ thì kết quả còn khá khiêm tốn. “Tôi thấy rằng đâu đó trong VNPT vẫn có những con người tự hài lòng với kết quả này, và cũng có những người hoài nghi rằng kết quả tăng trưởng này sẽ không thể tăng trưởng được nữa.
Phải chăng những con người đó không còn khát vọng so với những thế hệ đi trước - những người mang khát vọng phá thế cấm vận, làm cuộc cách mạng đi thẳng số hóa. Phải chăng những con người đó sống quá lâu với hào quang quá khứ, ngại thay đổi. Trong thách thức hiện nay thì mỗi con người VNPT phải thay đổi và phải có khát vọng…”, ông Phạm Đức Long nói.
Nguyễn Thái (ICT News)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Lợi nhuận của Viettel gấp 3,7 lần VNPT, MobiFone cộng lại

    Lợi nhuận của Viettel gấp 3,7 lần VNPT, MobiFone cộng lại

    06/09/2016 10:58 PM

    Tại hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước tháng 7-8/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 6/9, lợi nhuận của các “đại gia” viễn thông 8 tháng đầu năm lần lượt được công bố.

  • Kinh nghiệm "vượt biển" của các đại gia viễn thông Việt

    Kinh nghiệm "vượt biển" của các đại gia viễn thông Việt

    01/10/2015 1:26 PM

    Trong nỗ lực "vượt biển", mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh và giành được nhiều thành công.

  • Bộ tứ CEO quyền lực xuất thân từ “lò luyện” Bách Khoa

    Bộ tứ CEO quyền lực xuất thân từ “lò luyện” Bách Khoa

    23/09/2015 10:07 AM

    Những gương mặt CEO nổi bật xuất thân từ Bách Khoa được nhắc đến nhiều nhất gồm; TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc, Chủ tịch - TGĐ Phú Thái Phạm Đình Đoàn, TGĐ FPT Software Hoàng Việt Anh, hay vị TGĐ đương nhiệm của VNPT Phạm Đức Long.

  • VNPT, MobiFone “ngóng” lương kiểu Viettel

    VNPT, MobiFone “ngóng” lương kiểu Viettel

    25/08/2015 1:12 PM

    “Trên cùng một thị trường, một mảng dịch vụ, nhưng “vũ khí” của chúng tôi không đầy đủ, nên đang thua thiệt so với đối thủ”. Một lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) từng nói với VnEconomy như vậy khi VNPT chưa có được cơ chế lương đặc thù như đối thủ chính của mình là Viettel.

  • Tái cơ cấu sớm 5 năm, VNPT thực hiện chiến lược "chuyên biệt"

    Tái cơ cấu sớm 5 năm, VNPT thực hiện chiến lược "chuyên biệt"

    13/08/2015 4:44 PM

    Tập đoàn VNPT tuyên bố cơ bản đã hoàn thành việc tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ. Như vậy, VNPT đã rút ngắn thời gian tái cơ cấu trước 5 năm theo như kế hoạch đã được đưa ra trước đó.

  • CEO VNPT VinaPhone: 'Thị phần như miếng bánh để ngoài đường'

    CEO VNPT VinaPhone: 'Thị phần như miếng bánh để ngoài đường'

    11/08/2015 8:41 PM

    Tiếc nuối việc để mất thị phần trong quá khứ, ông Lương Mạnh Hoàng tham vọng cùng Vinaphone lật ngược thế cờ sau đợt tái cơ cấu vừa qua, song cũng thừa nhận đây là nhiệm vụ không dễ dàng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.