Nguồn tín dụng chi phí thấp đã giúp cho các công ty nợ nần chồng chất, hoạt động kém hiệu quả này tồn tại trong khi thông thường lẽ ra các công ty phải sụp đổ từ lâu rồi.

Ảnh: Nikkei

Các công ty “xác sống”, hay còn gọi là những công ty hoạt động kém dựa trên nguồn tín dụng giá rẻ, đang ngày một đông đảo trên khắp toàn cầu, điều này đe dọa tác động xấu đến kinh tế toàn cầu.

Theo Nikkei, tính trên phạm vi toàn cầu, số lượng những công ty không kinh doanh ra đủ lợi nhuận để bù lại cho chi phí trả lãi suất, tồn tại chỉ bằng cách tái cấp vốn các khoản vay, đã tăng gấp đôi trong 1 thập kỷ và hiện chiếm khoảng 20% tổng số lượng doanh nghiệp.

Nguồn tín dụng chi phí thấp đã giúp cho các công ty nợ nần chồng chất, hoạt động kém hiệu quả này tồn tại trong khi thông thường lẽ ra các công ty phải sụp đổ từ lâu rồi.

Mọi chuyện thậm chí sẽ có thể còn trở nên tồi tệ hơn khi mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất lần đầu tiên trong 10 năm rưỡi, điều này khiến cho nhiều Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới tiếp bước và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Số lượng các công ty "xác sống" tăng nhanh chóng mặt tại Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á.

Nikkei đã xem xét sức khỏe của khoảng 26 nghìn công ty niêm yết tại Nhật, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và châu Á, trong đó tuy nhiên không tính đến các tổ chức tài chính.

Số lượng các công ty không kiếm được lợi nhuận đủ để bù lại cho chi phí nợ trong 3 năm liên tiếp lên 5.300 công ty trong năm tài khohas 2018, chiếm khoảng 20% trong tổng số công ty, tỷ lệ này ở thời điểm năm 2008 chỉ ở mức 14% trong tổng số 18 nghìn công ty niêm yết.

Tại châu Á, nơi mà nợ đã tăng chóng mặt trong vài năm qua, Ấn Độ đứng đầu với 617 công ty xác sống, sau đó đến Trung Quốc với 431 công ty, Hàn Quốc 171 công ty, Đài Loan 327 công ty. Tại Nhật, số lượng các công ty xác sống khá thấp bởi các công ty Nhật thường có xu thế duy trì tỷ lệ nợ thấp.

Tỷ lệ các công ty "xác sống" tăng đặc biệt nhanh tại Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc. Tỷ lệ các công ty này tại Ấn Độ là 26%, tăng 13% so với 1 thập kỷ trước; tỷ lệ tại Indonesia là 24% - mức tăng 11%; tỷ lệ tại Hàn Quốc là 18% - mức tăng trưởng 4%.

Tại Ấn Độ, nhiều công ty năng lượng trực thuộc tập đoàn lớn vay nợ nhiều, trong đó phải kể đến Adani Power, thành viên của tập đoàn Adani và công ty Reliance Power, một thành viên của Reliance ADA Group.

Tại Hàn Quốc, số lượng các công ty xác sống trực thuộc tập đoàn hàng đầu như Samsung hay Hyundai không hề nhỏ.

Tỷ lệ các công ty "xác sống" tại Trung Quốc, tuy nhiên chỉ tăng 1% lên 11% trong khi đó số lượng các công ty "xác sống" tại Nhật giảm 3,3% do nhiều công ty Nhật không thích vay nợ và thay vào đó thích có dự trữ tiền mặt lớn.

Tuy nhiên, tỷ lệ công ty "xác sống" trong ngành bán lẻ Nhật ở mức 20%. Nhóm các công ty vay nợ nhiều trong ngành này bao gồm công ty thương mại điện tử JD.com và Suning.com; hai công ty này vận hành chuỗi cửa hàng điện tử tiêu dùng trên khắp Trung Quốc.

Trung Mến (BL)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.