CafeLand - Trong khi các doanh nghiệp thủy sản lâm vào tình trạng lao đao thì Công ty cổ phần Sài Gòn Food lại tiếp tục đưa vào khai thác xưởng thứ 3, tuyển thêm công nhân… Vậy bí quyết nào khiến một công ty mới thành lập gần 10 năm nhưng vẫn vượt lên khó khăn để thành công. Để hiểu thêm về tình hình kinh doanh hiện nay của công ty chúng tôi có dịp trò chuyên với bà Lê Thị Thanh Lâm Phó TGĐ Sài Gòn Food.

Dự báo bức tranh kinh tế chưa khởi sắc vậy bà làm thế nào để tìm thấy cơ hội làm ăn trong năm 2013?

Thực ra khó khăn là khó khăn chung, mình không thể nào thoát khỏi đó được, chi phí bên ngoài như xăng dầu, điện nước mình đâu can thiệp được, trong khi đó giá bán mình cũng không tăng được vì sức mua hiện nay quá kém. Chúng tôi chỉ còn cách cố gắng khắc phục khó khăn bằng chính nội lực của mình.

Đầu năm 2013, Saigon Food khánh thành xưởng thứ 3, tiếp tục tăng thêm lao động, chi phí mọi thứ đều tăng, sản lượng tăng…rất nhiều hoạt động phải làm để vận hành phân xưởng mới trong đó tình hình kinh tế lại khó khăn. Nhưng có một thuận lợi là khách hàng xuất khẩu và khách hàng trong nước tương đối ổn định.

Trong khi hầu hết các công ty thủy sản đều đẩy mạnh xuất khẩu thì Saigon Food lại chú trọng thị trường nội địa, bà có thể cho biết những khó khăn cũng như thuận lợi của chiến lược này?

Đây là chính sách ngay từ đầu của Saigon Food thay vì chỉ tập trung thị trường xuất khẩu thì mình phải làm song song hai thị trường vừa xuất khẩu, vừa nội địa, chính nhờ định hướng đúng đắn đó Saigon Food đứng vững và phát triển như bây giờ bởi vì hai thị trường sẽ tác động tương hỗ với nhau, giúp chúng tôi chủ động điều khiển nhân sự, máy móc.

Chi phí tăng, thêm xưởng mới thì công ty khắc phục như thế nào?

Bộ máy quản lý của mình hồi giờ 2 xưởng thì mình cũng giữ chừng đó nhân sự, bây giờ 3 xưởng cũng bấy nhiêu, tôi đâu có tăng người thành ra chi phí cho quản lý tính trên 1 đầu kg sản phẩm lại giảm.

Đồng thời như tôi đã nói ở phần trên chúng tôi tập trung cho việc củng cố và tăng cường sức mạnh nội lực, đó là: Tập trung huấn luyện đào tạo và rà soát từng quy trình công đoạn sản xuất để tiết kiệm chi phí, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cải tiến bộ máy quản lý sao cho linh hoạt nhất, xây dựng chỉ tiêu đánh giá năng lực một cách khoa học và hợp lý nhất.

Theo bà kinh doanh thực phẩm (mặt hàng nhu yếu phẩm) có sự cạnh tranh rất khốc liệt vậy làm thế nào để sản phẩm của Saigon Food luôn được mọi người ưa thích?

Ngay từ đầu SagonFood đã có một lối đi riêng, không làm chung mặt hàng giống người ta, sản phẩm mình phải có sự khác biệt. Các mặt hàng của Saigon Food tung ra có đến 60 - 70% sản phẩm trên thị trường chưa có, ví dụ như cá sa ba người ta size lớn thì mình size nhỏ, người ta quấn giấy bạc thì mình tẩm tiêu xanh nói chung phải có sự khác biệt thì thị trường mới đón nhận mình. Ngoài ra, cạnh tranh bằng uy tín và chất lượng sản phẩm đó cũng là một trong những thế mạnh của Sài Gòn Food.

Cạnh tranh không lành mạnh khiến nhiều doanh nghiệp lao đao và Saigon Food gặp không ít khó khăn khi bị đối thủ làm bắt chước rất nhiều. Công ty làm thế nào để đối phó với áp lực này?

Thật ra nhái thương hiệu Sài Gòn Food thì chưa có nhưng làm sản phẩm và bao bì na ná như mình thì đầy trên thị trường. Nhất là đối với sản phẩm mới, chỉ cần sản phẩm ổn định một thời gian là có sản phẩm tương tự xuất hiện trên thị trường. Nhưng việc này chúng tôi cũng không lo ngại lắm vì thật ra sản phẩm mình bán có tốt, người tiêu dùng (NTD) có chấp nhận thì các nhà phân phối mới đồng ý cho sản phẩm bắt chước mình cùng tồn tại. Điều chúng tôi lo lắng nhất ở đây là khi NTD sử dụng những sản phẩm bắt chước nếu chất lượng quá tệ, có vấn đề về sức khỏe, thiếu trọng lượng….thì NTD tẩy chay luôn tất cả các sản phẩm cùng loại thì rất thiệt hại. Do vậy chúng tôi đã tốn nhiều công sức để chứng minh cho việc này. Thí dụ để chứng minh cho sản phẩm đông lạnh của SGF luôn đủ trọng lượng thì trên bao bì ngoài những thông tin thông thường chúng tôi còn có tem “Đảm bảo đủ trọng lượng 100% sau rã đông”.

Cuối năm 2012, Saigon Food tung ra sản phẩm cháo bổ dưỡng, theo bà nói đây là sản phẩm chủ lực của Saigon Food trong 5-10 năm tới, vậy sản phẩm này có gì đặc biệt?

Gần 10 năm nay Saigon Food được nhiều người biết đến với món lẩu có nước dùng nhưng hiện nay sản phẩm này có rất nhiều đơn vị thực hiện. Trong khi đó cháo là sản phẩm thông dụng của người Việt nhất là nhu cầu không thể thiếu cho trẻ em và người cao tuổi, nhưng để có một chén cháo bỗ dưỡng, ngon, an toàn thì chị em phụ nữ chúng mình cũng khá vất vả, mất thời gian. Chính vì thế Saigon Food đã tung ra sản phẩm cháo bổ dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tiện lợi vừa bổ dưỡng vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Cháo SG Soup của Sài Gòn Food là loại cháo loãng đóng dạng túi nhôm đầu tiên của Việt Nam, đây là cách đóng gói tiên tiến nhất hiện nay vì giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng, rất tiện dụng chỉ cần xé bao bì ra là có thể ăn ngay.

Định hướng phát triển Saigon Food trong tương lai?

Thực ra mà nói gần 10 năm nay sản phẩm của Saigon Food chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng chuyên biệt, chưa là sản phẩm đại chúng của đa số người tiêu dùng vì thế trong thời gian tới Saigon Food đang nghiên cứu những loại sản phẩm phục vụ cho đại chúng hơn đó là chiến lược lâu dài.

Còn trước mắt Saigon Food sẽ tập trung cho dòng sản phẩm cháo. Bên cạnh 3 sản phẩm hiện có trên thị trường là: Cháo cá hồi, cháo tôm và rong biển, cháo hạt sen. Chúng tôi sắp đưa ra thị trường nhiều loại khác nữa như: Cháo gà, cháo lươn, cháo thịt..., ngoài ra bên cạnh sản phẩm cháo Saigon Food còn hướng đến các sản phẩm khác như soup, chè, trái cây.

Gia Bảo
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Kiếm tiền triệu, đốt tiền tỷ

    Kiếm tiền triệu, đốt tiền tỷ

    20/11/2013 10:29 AM

    Mỗi tháng, Vissan phải tốn đến 1,88 tỷ đồng cho riêng khoảng chất đốt vận hành các lò hơi; Sài Gòn Food tốn 1,3 tỷ đồng tiền điện, 400 triệu đồng chi phí chất đốt... Những con số khổng lồ này cho thấy năng lượng đang trở thành gánh nặng đối với nhiều doanh nghiệp (DN) giai đoạn hậu WTO và tiền TPP.

  • Tổng giám đốc Saigon Food: 'Mình trọng người, người sẽ trọng mình!'

    Tổng giám đốc Saigon Food: 'Mình trọng người, người sẽ trọng mình!'

    11/07/2013 11:06 AM

    Là một trong hai mươi người đầu tiên nhận bằng kỹ sư thủy sản của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hòa đã gắn cuộc đời mình với con cá, con tôm gần 35 năm qua. Điều đáng quý ở vị lãnh đạo doanh nghiệp này là dù làm cho công ty nhà nước, công ty tư nhân hay công ty nước ngoài, ông đều làm với tất cả nhiệt tâm mà không nề hà hay đòi hỏi gì.

  • Phó TGĐ Saigon Food: Đi lên bằng nội lực

    Phó TGĐ Saigon Food: Đi lên bằng nội lực

    15/06/2013 9:22 AM

    CafeLand - Trong khi các doanh nghiệp thủy sản lâm vào tình trạng lao đao thì Công ty cổ phần Sài Gòn Food lại tiếp tục đưa vào khai thác xưởng thứ 3, tuyển thêm công nhân… Vậy bí quyết nào khiến một công ty mới thành lập gần 10 năm nhưng vẫn vượt lên khó khăn để thành công. Để hiểu thêm về tình hình kinh doanh hiện nay của công ty chúng tôi có dịp trò chuyên với bà Lê Thị Thanh Lâm Phó TGĐ Sài Gòn Food.

  • Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc công ty CP Sài Gòn Food (Saigon Food): Kinh doanh thực phẩm với phụ nữ là lợi thế

    Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc công ty CP Sài Gòn Food (Saigon Food): Kinh doanh thực phẩm với phụ nữ là lợi thế

    10/03/2012 1:36 AM

    Học thủy sản, ra trường làm việc trong ngành thủy sản, dường như thủy hải sản đã trở thành cái nghiệp gắn với cuộc đời người đàn bà đất Tiền Giang này. Bởi thế, sau hơn 20 năm lặn ngụp với con cá, con tôm, đã có lúc bà muốn dứt ra, tìm một nghề nào khác để làm... Từ công ty nhà nước, bà chuyển sang công ty tư nhân và dẫn dắt thương hiệu Saigon Food đứng vững tại thị trường nội địa dù phải qua nhiều phong ba, sóng gió.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.