Cập nhật 03/03/2017 10:02 AM
“Nếu không chủ động quản lý sự nghiệp của mình, không ai có thể giúp bạn làm việc đó”, Danielle Beauparlant Moser - nhà quản lý nghề nghiệp tại Công ty Tư vấn quản lý Right Management cho biết.
Mỗi doanh nghiệp đều phải lên kế hoạch để đối phó với những tình huống rủi ro, dù là do tác động bên trong hay yếu tố thị trường bên ngoài. Tương tự như vậy, nhân viên cũng cần phải phát triển liên tục một kế hoạch cho riêng mình để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra trong sự nghiệp.
Chẳng hạn như công ty bị bán, sếp nghỉ việc, công ty thu hẹp quy mô hoặc tất cả những đồng nghiệp thân thiết đều chuyển sang nơi làm việc mới.
Theo Moser, dưới đây là 4 nguy cơ sự nghiệp mà các nhân viên nhiều khả năng sẽ phải đối mặt và cách để nhận biết cũng như chủ động "điều hướng" :
1. Quy mô công ty bị thu hẹp
Nếu công ty sa thải nhiều người, hãy hỏi người quản lý xem có còn nhân viên bị sa thải tiếp hay không. Ngay cả khi câu trả lời cho thấy đó chỉ là những trường hợp cá biệt, hãy chuẩn bị kế hoạch đối phó với khả năng bị sa thải trong 6 - 8 tháng tới.
Cứ mỗi 6 tháng, hãy xem xét trên các trang tuyển dụng để biết về những kiến thức và kỹ năng chuyên môn được đòi hỏi cho vị trí công việc mà bạn đang đảm nhận. Ví dụ nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số và mọi nhà tuyển dụng nổi bật đều yêu cầu kinh nghiệm SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), nghĩa là bạn cần phải phát triển kỹ năng đó ngay lập tức.
2. Công ty bị bán
Hãy nhìn lại xem vai trò của mình hoặc của bộ phận mình có bị dư thừa đối với công ty vừa mua lại công ty bạn đang làm việc hay không.
Ví dụ, một doanh nghiệp không cần 2 bộ phận nhân sự hoặc 2 bộ phận kế toán. Nếu bạn đang làm tại một trong 2 bộ phận này và công ty mua lại công ty bạn lại là một tên tuổi lớn thì nhiều khả năng cả bộ phận của bạn sẽ bị loại bỏ.
3. Sếp chuyển việc
Khi người quản lý trực tiếp chuyển việc, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo khác nhìn thấy và hiểu được giá trị của bạn. Bởi vì có thể những nhà quản lý của các bộ phận khác không nhìn nhận đúng về năng lực, kỹ năng của bạn.
Ví dụ, khi một nhà quản lý khác khen ngợi kỹ năng viết lách của bạn nhưng đó không phải là điểm mạnh nhất, bạn có thể nói: “Tôi đánh giá cao ý kiến phản hồi của anh/chị, nhưng trong số những nhiệm vụ phải đảm nhận, tôi xem khả năng phát triển chiến lược mới là điểm mạnh nhất của mình”. Điều này sẽ giúp thay đổi suy nghĩ của họ về bạn và về thế mạnh của bạn.
4. Tất cả đồng nghiệp thân thiết chuyển việc
Khi tất cả các đồng nghiệp thân thiết nhất đều chuyển sang chỗ làm mới, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn những gì có thể nhìn thấy được. Chẳng hạn, có thể họ biết được bộ phận kế toán liên tục chi trả các hóa đơn không đúng hạn, nghĩa là nhiều khả năng công ty đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính.
Nếu tình trạng “nghỉ việc hàng loạt” này chỉ là ngẫu nhiên, đó cũng là thời điểm tốt để xem xét lại mức độ hài lòng của bạn trong công việc. Hãy nắm thế chủ động về quyết định ở lại của mình, chứ không phải vì bạn lo rằng mình sẽ không tìm được việc khác hoặc tránh né quá trình tìm việc.
Bích Trâm (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….