Những DN nhỏ hoặc mới khởi nghiệp đang tìm kiếm tiềm năng tăng trưởng mới xuyên biên giới ở hình thức khách hàng mới hay sản phẩm cuối cùng độc đáo và nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Tuy nhiên, dù là DN đang gia công, sản xuất hay bán những sản phẩm thời trang ở thị trường quốc tế, sự hiểu biết về hải quan có thể quyết định sự thành bại của một đế chế vừa chớm hình thành này.
Christy Ng, một doanh nhân trong lĩnh vực giày dép, cho biết “thiết kế mới mẻ, tay nghề chế tác thủ công độc đáo và giá cả cạnh tranh” chính là động lực để cô quyết định gia công phụ kiện trang trí giày, vải và nguyên liệu thô cho nhãn hàng mang tên mình bên ngoài lãnh thổ Malaysia – quê hương của cô. Tuy nhiên, nắm vững những quy tắc hải quan trước khi tham gia vào quy trình gia công toàn cầu là một điều bắt buộc, như Christy Ng xác nhận. Các quy tắc hải quan luôn thay đổi và có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia. Các mức phạt hoặc thời gian tạm giữ hàng hóa kéo dài là chắc chắc nếu không tuân theo luật lệ. Christy Ng đã có trãi nghiệm trực tiếp với những khó khăn này, khi những luật lệ hải quan phức tạp hoặc không ổn định đã dẫn đến những tổn thất tài chính khi có lần vải vóc bị giữ lại ở bến tàu hàng tuần liền. Từ những chia sẻ này, nếu bạn là một DN trong lĩnh vực thời trang và đã sẵn sàng để tiến hành gia công hay bán hàng ở thị trường quốc tế, thì hãy tham khảo một số bí quyết để nắm vững các quy tắc thông quan:
Thứ nhất, kiểm tra hạn ngạch dệt may và những yêu cầu về giấy phép. Ngành công nghiệp dệt may từ lâu đã là chủ đề của các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Một hệ thống hạn ngạch toàn cầu phức tạp từng tồn tại trong thập niên 1960 và kể từ đó đã được bãi bỏ. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn duy trì một số loại hạn ngạch nhất định, chẳng hạn Costa Rica vẫn luôn giữ sự kiểm soát thương mại đối với một số sản phẩm sợi len. Các thị trường như Mexico lại yêu cầu nhà nhập khẩu hàng dệt may và nguyên vật liệu phải có giấy phép hay visa.
Thứ hai, xem xét danh sách các chất cấm và hạn chế. Nhiều sản phẩm dệt may và nguyên vật liệu sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang có chứa chất dẻo hay hóa chất bị cấm hay hạn chế sử dụng, chẳng hạn nguyên liệu dệt chứa formaldehyde tại châu Âu. Bạn cần liên hệ với chính quyền địa phương để có danh sách các chất cấm, sau đó kiểm tra với nhà cung cấp để đảm bảo nguyên vật liệu dệt may đạt tiêu chuẩn trước khi quyết định mua.
Thứ ba, phải đảm bảo các kết quả đánh giá là chính xác và hàng hóa được dán nhãn rõ ràng cụ thể. Khi nhập hay xuất khẩu hàng hóa, cần đảm bảo cung cấp một bảng đánh giá chính xác để tính thuế áp trên hàng hóa cũng như một bảng mô tả chi tiết thành phần của lô hàn. Những chi tiết này sẽ giúp nhân viên hải quan tính toán các loại thuế và phí đối với lô hàng.
Thứ tư, kiểm tra tính xác thực của hàng hóa và báo cáo bất kỳ sản phẩm giả mạo nào
Theo ước tính, việc buôn bán hàng giả chiếm khoảng 10% tổng số giao dịch thương mại ngành thời trang, trong đó thắt lưng, túi xách, giày là các mặt hàng bị làm giả phổ biến nhất. Chúng tôi không chỉ đề cập đến các sản phẩm túi xách và quần áo của các thương hiệu nổi tiếng – các mặt hàng giả hiện nay ngày càng khó phát hiện. Bạn có thể tình cờ phát hiện mình thực hiện gia công (hoặc bất đắc dĩ sử dụng) hàng hóa “nhái” để hoàn tất một dòng sản phẩm theo mùa.
Thứ năm, nắm rõ các công ước và các quy tắc bản địa đối với việc cấm và hạn chế các sản phẩm nhất định có nguồn gốc động vật. Công ước về buôn bán quốc tế các loài vật hoang dã, nguy cấp (công ước CITES) là một thỏa thuận quốc tế giữa các chính phủ nhằm ngăn chặn việc mua bán động vật hoang dã. Thêm vào đó, nhiều quốc gia còn ban hành các luật bổ sung nhằm khống chế việc mua bán các sản phẩm từ động vật. Chẳng hạn tại châu Âu, việc nhập khẩu chó hoặc lông mèo nhà được cho là bất hợp pháp, tuy nhiên điều này lại được cho phép ở vài vùng tại châu Á.
Tóm lại, gia công hay buôn bán hàng hóa ở thị trường quốc tế là một quá trình phức tạp, tuy nhiên, DN có thể nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức – từ các cơ quan chính phủ đến các đối tác vận chuyển.
David L. Cunningham Jr
Giám đốc điều hành FedEx Express
-
Bảng lương hàng trăm triệu của các sếp doanh nghiệp bất động sản
22/08/2024 9:16 AMHoạt động kinh doanh vẫn còn khó khăn nhưng nhiều sếp doanh nghiệp bất động sản vẫn có mức lương hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
-
Chân dung doanh nghiệp đứng sau loạt "bom tấn" phòng vé Việt
22/02/2024 12:46 PMSau Bố Già, Nhà Bà Nữ, phim điện ảnh Mai của đạo diễn Trấn Thành lại tạo nên “cơn sốt” tại các cụm rạp phim tại Việt Nam trong dịp đầu năm mới Giáp Thìn 2024.
-
Một doanh nghiệp nước ngoài chi hàng chục nghìn tỉ mua bất động sản giảm giá
20/01/2024 4:25 PMCông ty gia đình trị giá 90 tỉ euro của người sáng lập Inditex, Amancio Ortega đang tăng cường đặt cược vào bất động sản thương mại.
-
Chân dung doanh nghiệp đứng sau vụ khai thác 3,2 triệu m3 cát "lậu"
26/12/2023 11:35 AMChủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị bắt ngày 25/12 có liên quan đến Công ty cổ phần Đầu tư Trung Hậu - Tổng 68, đơn vị được cấp phép khai thác tại mỏ cát thuộc xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
-
Doanh nghiệp vừa bị bác đề xuất thực hiện dự án 1 tỉ USD tại Hà Tĩnh là ai?
30/09/2023 2:09 PMMới đây, UBND Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo liên quan đến đề xuất dự án bất động sản hai bên đường Hàm Nghi tại TP.Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.
-
Chủ tịch Gamuda Land ngồi vào “ghế nóng” của doanh nghiệp sở hữu dự án tỉ đô tại TP.Thủ Đức
04/08/2023 10:33 PMTheo thay đổi thông tin doanh nghiệp ngày 27/07, người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần bất động sản Tâm Lực đã được thay đổi từ bà Đặng Thị Dung sang ông Liew Bing Fooi - Chủ tịch HĐQT Gamuda Land.