CafeLand - CWT là công ty vận tải biển được đánh giá là có quy mô lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. CWT được điều hành bởi Loi Pok Yen từ năm 2005, Loi chính là người có đóng góp to lớn nhất cho sự phát triển của một công ty vận tải đường biển nhỏ trở thành một tập đoàn vận tải phát triển mạnh bậc nhất Châu Á. Hiện tại CWT đã có mạng lưới hoạt động tại 49 quốc gia và 6 Châu lục, phục vụ khách hàng có nhu cầu vận chuyển tới 200 cảng và dừng chân tại 1.500 điểm nội địa

“Chúng tôi là một phần của hệ thống vận tải đường biển của Singapore, một phần khá quan trọng.” Loi tự tin khẳng định.


Loi Pok Yen

Bắt đầu sự nghiệp

Loi kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi còn đang là sinh viên Đại học Quốc gia Singapore - National University of Singapore, ông đầu tư 50.000 USD vào một canh bạc đầu cơ chứng khoán trên thị trường và thu về 1 triệu USD vào năm 1994. Với số tiền này, Loi đã hùn vốn cùng bạn mình để mở một nhà hàng ở Singapore, qua đó ông học được cách quản lí thời gian, giải quyết khó khăn tài chính và một số kĩ năng khác. Một năm sau, Loi nhượng lại nhà hàng cho bạn và tham gia điều hành tập đoàn C&P cùng cha mình khi mới 25 tuổi.

Sau khi rời trường đại học, Young Loi bắt đầu làm việc giám sát công trình xây dựng tại một cảng container ở Myamar, 2 năm sau đó, ông trở về Singapore để phát triển CWT. CWT vốn thuộc sở hữu của công ty Singapore Authority Port (SAP) chuyên kinh doanh về lĩnh vực vận tải đường biển. Năm 2004, C&P bán lại mảng bất động sản cho Quỹ tín thác đầu tư bất động sản Singapore REIT. Với số tiền này, hai cha con Loi đã quyết định mua lại cổ phần của CWT từ SAP.

Trụ sở của CWT là khu nhà kho rộng lớn được sơn màu xanh và màu xanh dương nằm dọc theo Bờ biển Tây Singapore. Tòa nhà được một bãi đá chạy dài bao quanh. Từ đây, người xem có thể phóng tầm mắt ra đại dương mênh mông.

Phát triển và mở rộng

Năm 2004, CWT chỉ đạt doanh thu 142 triệu USD và 1,2 triệu USD lợi nhuận ròng. Bởi vậy, ban lãnh đạo công ty đã cắt giảm 10% nhân công và bán những tài sản không cần thiết. Ngoài ra, nhà kho cũng được thiết kế lại để quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận tiện hơn. Thay vì tập trung vào các khách hàng là các thương hiệu lớn như Wal-Mart, Ikea, Apple và Samsung, CWT bắt đầu hướng tới những khách hàng tầm trung thuộc phân khúc ngành ít liên quan tới công nghệ, đặc biệt là hai lĩnh vực mà nó chiếm lĩnh thị trường vận tải phần lớn là hàng hóa và hóa dầu.

Loi đã thực hiện một giao dịch mang tính bước ngoặt vào năm 2011 khi chi 94 triệu USD mua lại công ty MIR được thành lập bởi Marc Rich, người sáng lập Glencore. Sáp nhập MRI, giờ đây CWT không chỉ là một bên trung gian vận chuyển mà còn mua và bán hàng hóa. Loi dự định sẽ mở một chi nhánh của MRI tại Singapore và quyết tâm phát triển thành một công ty kinh doanh quặng sắt đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trafigura của Hà Lan.

CWT mua quặng sắt từ các mỏ trên khắp thế giới, cất trữ vào kho và bắt đầu pha trộn theo những mức độ mà bên mua yêu cầu và cuối cùng bán cho những công ty chế biến kim loại tại Trung Quốc. “Khi thị trường ổn định, hoạt động này thường thu về ít nhất 20 triệu USD một năm. Tuy nhiên, nếu xảy ra xung đột hoặc thảm họa thiên nhiên, lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí, khi nguồn cung thiếu hụt, công ty chế biến kim loại của Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao hơn, khủng hoảng thị trường lao động tại Ausatralia và động đất là một trong những biến động đã mang về lợi nhuận cho CWT.” Loi nói.

Mô hình kinh doanh ổn định

Shekhar Jaiswal, nhà phân tích của DMG, chuyên theo dõi diễn biến trên thị trường chứng khoán Singapore nói trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của CWT có độ an toàn ở mức cao nhất. Ông chưa thấy bất kì công ty nào có mô hình kinh doanh ổn định như vậy.

Annie Koh, một chuyên gia tài chính tại Đại học Quản lý Singapore Singapore Management University nói: “CWT đã phát triển vì nó biết tận dụng những tiềm năng trong ngành vận tải mà các công ty khác tại Singapore cũng như trong khu vực chưa chú ý, CWT đã tận dụng cả 2 yếu tố đầu vào và đầu ra trong ngành này, từ cung cấp nhà kho, hệ thống bảo quản đến cả việc mua và bán lại hàng hóa. Bà đồng thời cũng nhấn mạnh rằng, trong tương lai Singapore chưa hẳn đã vượt qua tất cả thị trường vận tải khác, tuy nhiên, nó sẽ có được những hợp đồng vận tải tầm cỡ nhất thế giới, trong đó có sự đóng góp của các công ty vận tải biển như CWT, không chỉ là thương hiệu mạnh, các công ty này còn duy trì được mối quan hệ rất ổn định với khách hàng của mình.

CWT sắp tới cũng dự định mở thêm một nhánh mới trong hoạt động của công ty có tên Straits Financial nhằm giúp khách hàng quản lí rủi ro, sau khi hoạt động nó sẽ được sáp nhập vào hệ thống dịch vụ một cửa của CWT hiện tại, Loi cho biết mình đã đầu tư cho dự án này trong 2 năm liền và chắc chắn nó sẽ mang về lợi nhuận cao hơn ngành vận tải.

Theo Blooomberg, doanh thu của CWT đã tăn 160% chỉ trong vòng 2 năm tính đến năm 2013. Năm 2014, dự kiến doanh thu của công ty sẽ đạt 11,2 tỷ USD và 101 triệu USD lợi nhuận ròng, tăng 20% so với năm ngoái. Con số này giúp CWT góp mặt trong danh sách Fab 50 trong 2 năm liền (Fab 50 là danh sách 50 công ty có quy mô lớn nhất tại Châu Á, các công ty này được xếp hạng dựa trên các tiêu chí như: có doanh thu hoặc được định giá trên thị trường ít nhất 5 tỷ USD, có tiềm năng thu lợi nhuận lâu dài, là công ty có doanh số bán hàng, doanh thu và giá cổ phiếu trên thị trường đều tăng).

Nhân sự là chìa khóa

Mô hình kinh doanh ổn định khiến nhiều người hỏi liệu Loi đã từng phạm sai lầm trong quá trình quản lí công ty hay chưa. Câu trả lời là “Có”. Ông đã đầu tư vào một số công ty khởi nghiệp và đã thất bại. Từ đó, Loi chỉ đầu tư vào những công ty có quy mô nhỏ và đã thành lập trong một thời gian nhất định. Sau khi mua lại MIR, ông cũng có quyết định sai về nhân sự, thay vì thuê nhân viên cũ, Loi lại thuê các nhân viên mới đến từ Anh. Tuy nhiên, những người này lại không đáp ứng được yêu cầu công việc và Loi đã phải gọi người cũ của mình về.

Trong giai đoạn CWT củng cố hoạt động, lãnh đạo công ty quyết định không tuyển dụng thêm nhân viên để bổ sung vào đội ngũ 6.000 người hiện tại mà linh hoạt tuyển dụng hoặc thuê theo kiểu hợp đồng phụ, Theo Loi, để thuê được nhân viên tốt ở Singapore là điều không dễ dàng.

Ngoài ra, trong công ty, Loi vẫn tạo cơ hội để nhân viên được phát triển khả năng và có cơ hội được học hỏi tại nước ngoài. Phần lớn nhân viên cua CWT đều được hưởng chế độ đãi ngộ cao để họ có thể phát triển một cách tốt nhất. Loi đánh giá nhân viên của mình qua thái độ làm việc chứ không phải bằng cấp. Ông tiết lộ bí quyết để lãnh đạo thành công là khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến và tin tưởng để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Đây là bài học từ hai tỉ phú mà ông rất ngưỡng mộ là Warren Buffett và người sáng lập lập quỹ đầu cơ Bridgewater Associates Ray Dalio. “Tôi không ra lệnh, nhưng tôi có 3 nguyên tắc: thứ nhất, không được phàn nàn, thứ 2, không chơi trò lợi dụng và thứ 3, bạn có thể phạm sai lầm nhưng đừng lặp lại nó.” Loi nói.

Loi còn được biết đến như là một giám đốc gương mẫu và có trách nhiệm với nhân viên của mình. Ngoài thời gian làm việc, ông muốn nhân viên của mình phải dành thời gian cho gia đình chứ không phải tụ họp, vui chơi.

Tầm nhìn phát triển của Singapore

Về sức mạnh của nền kinh tế Singapore trong tương lai, Loi tin rằng Singapore sẽ là lựa chọn đầu tiên của nhiều khách hàng bởi chất lượng dịch vụ cảng số một của nó. Trong khi đó, một cảng mới cũng đang được xây dựng bao gồm cả dịch vụ một cửa tại Tuas (Tuas là một khu công nghiệp rộng lớn nằm phía Tây của Singapore). Loi khẳng định: “Singapor có thế mạnh về biển đảo khá lớn và nó có thể phát triển hơn những gì hiện tại nó đang có.”

Trong khi nhiều người dân Singapore phản đối việc mở rộng quy mô dân số, Loi lại cho rằng đầy là điều cần thiết để đất nước phát triển, bởi như vậy “Singapore sẽ có nhiều doanh nghiệp hơn và chắc chắn sẽ tiếp cận được nhiều thị trường hơn.”

Vào năm 2009, Singapore để tuột mất danh hiệu là cảng chuyên chở hàng hóa số lượng lớn nhất khu vực Châu Á vào tay Hong Kong. Nhưng điều đó không bao giờ được lặp lại, trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khá mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ và với cả các nước khu vực Đông Nam Á, Singapore vẫn luôn dẫn đầu về chất lượng và quy mô trong ngành vận tải biển. CWT của Loi Pok Yen đóng vai trò không nhỏ trong thành công đó.

Đôi nét về Loi Pok Yen:

- Tốt nghiệp trường đại học Quốc gia Singapore Singapore’s Anglo-Chinese School.

- Thích tư duy tự do, ông theo đạo Phật

- Ban nhạc yêu thích: Pet Shop Boys, bạn nhạc của Anh vào những năm 1980

- Ủng hộ giáo dục con theo cách “thương cho roi cho vọt” (touch love): ông hi vọng sau khi 3 người con của mình lớn lên, họ sẽ tự kiếm ra tiền.

- Hay đọc sách của Michael Lewis và truyện tranh của Vertigo và Marvel

- Không tập Gym mà chạy bộ

- Danh mục đầu tư: 50% vào tiền mặt, trái phiếu và cổ phiếu thượng hạng; 40% đầu tư vào bất động sản và 10% đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao như nghệ thuật, rượu, truyện tranh và cổ phiếu tư nhân, cổ phiếu trong ngành khai khoáng hoặc công ty mạng.

- Câu nói nổi tiếng: “Singapore không có các công ty khởi nghiệp thành công sớm. Chúng tôi không phải là Hong Kong, mặc dù Singapore và Hong Kong có cùng diện tích.”

Đỗ Hương (Forbes)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.