CafeLand - Bạn có thể rút vốn gián tiếp khỏi công ty cổ phần bằng cách yêu cầu công ty mua lại số cổ phần, hoàn lại phần vốn góp của mình hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc người khác.

Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định cổ đông không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần nhằm bảo vệ, đảm bảo trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng tạo ra một số cơ chế giúp cổ đông thực hiện rút vốn của mình thông qua việc xác định loại cổ phần mà cổ đông nắm giữ , cụ thể:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông đang nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần này trong vòng 3 năm, kể từ ngày công ty thành lập, sau thời hạn đó cổ phần này chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tư do chuyển nhượng.

Do tính chất đặc biệt của loại cổ phiếu này, pháp luật quy định như vậy để tránh việc trong thời gian đầu thành lập, việc một cổ đông rút vốn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Với việc cổ công đang nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ đông được quyền yêu cầu công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.. Tuy cổ phần ưu đãi hoàn lại làm cổ đông mất quyền dự, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông nhưng cổ đông lại được chủ động lớn trong việc rút vốn, đảm bảo sự an toàn nhất định trong quá trình đầu tư vốn của nhà đầu tư.

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm công ty thành lập, cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác; nếu được Đại hội đồng cổ đông cho phép, cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Sau thời hạn 3 năm này, cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Điều này giúp cho sự ổn định của công ty trong thời gian đầu thành lập, nhưng cũng đã giới hạn quyền chuyển nhượng của cổ đông sáng lập.

Cổ phần phổ thông

Khi cổ đông không nắm giữ cổ phần ưu đãi của công ty, tức là chủ sở hữu của cổ phần phổ thông, cổ đông này hoàn toàn tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần này cho người khác (nếu công ty hoạt động đã trên 03 năm và Điều lệ không quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phân) hoặc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình khi biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Đây là một trong những lợi thế lớn về khả năng rút vốn của cổ đông phổ thông so với một số cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi.

Một điều cần quan tâm nữa là số lượng cổ đông còn lại sau khi rút vốn phải còn ít nhất 3 cổ đông theo quy định pháp luật để công ty có thể duy trì được loại hình công ty cổ phần. Trường hợp sau khi rút vốn còn ít hơn 02 cổ đồng, công ty cần thực hiện thủ tục chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tương ứng theo quy định của pháp luật.

Doanh nhân CafeLand kết hợp Công ty Luật PLF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tổng giám đốc công ty cổ phần thời trang MYM Nguyễn Ánh Hồng:

    Tổng giám đốc công ty cổ phần thời trang MYM Nguyễn Ánh Hồng:

    05/05/2019 9:54 AM

    Từng nghĩ sẽ chỉ làm bờ vai cho con tựa trong giai đoạn khởi nghiệp rồi nghỉ ngơi nhưng giờ bà Nguyễn Ánh Hồng - chủ thương hiệu bán lẻ nổi tiếng một thời Maximark lại phải tiếp tục nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực hoàn toàn mới là thời trang. Bằng sự trải nghiệm cùng tính cách quyết đoán của một nữ doanh nhân dạn dày kinh nghiệm, bà Nguyễn Ánh Hồng đã đưa MYM - đứa con tinh thần bất đắc dĩ của bà đến với người tiêu dùng cả nước trên cơ sở những chương trình kích thích tiêu dùng sáng tạo.

  • Doanh nhân Đặng Triệu Hòa: Không phiêu lưu, doanh nhân chỉ có thể là nhà quản trị đơn thuần

    Doanh nhân Đặng Triệu Hòa: Không phiêu lưu, doanh nhân chỉ có thể là nhà quản trị đơn thuần

    06/07/2018 8:24 AM

    Ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ có đầy đủ phẩm chất của một doanh nhân thành đạt, với khả năng vạch ra các chiến lược dài hạn, từ “mở cửa” đón cổ đông; chuẩn bị nguồn lực, nắm bắt cơ hội; đến phát triển sản phẩm, chinh phục khách hàng; và cả sự phiêu lưu mà ông cho rằng, nếu thiếu nó, doanh nhân chỉ có thể là nhà quản trị đơn thuần.

  • Doanh nhân Phạm Ngọc Ấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần DMSpro: Người dẫn đầu đầy toan tính

    Doanh nhân Phạm Ngọc Ấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần DMSpro: Người dẫn đầu đầy toan tính

    30/10/2016 11:47 AM

    Nếu 4 năm trước, khi thành lập Công ty cổ phần DMSpro, ông Phạm Ngọc Ấn toan tính đưa công ty này lọt vào tốp doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong nước, thì giờ đây, ông đang bận rộn với kế hoạch mở rộng kinh doanh sang các nước Đông Nam Á.

  • Tập đoàn, tổng công ty phải kiểm toán trước khi bán cổ phần

    Tập đoàn, tổng công ty phải kiểm toán trước khi bán cổ phần

    30/08/2016 9:23 PM

    Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu Nhà nước trên 5.000 tỷ đồng chưa có phương án cổ phần hoá được phê duyệt cần thực hiện chế độ kiểm toán trước khi bán vốn.

  • Làm thế nào để rút vốn khỏi công ty cổ phần?

    Làm thế nào để rút vốn khỏi công ty cổ phần?

    11/03/2016 10:25 AM

    CafeLand - Bạn có thể rút vốn gián tiếp khỏi công ty cổ phần bằng cách yêu cầu công ty mua lại số cổ phần, hoàn lại phần vốn góp của mình hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc người khác.

  • Jack Ma vung tiền sở hữu cổ phần của công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc

    Jack Ma vung tiền sở hữu cổ phần của công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc

    13/02/2016 12:43 PM

    Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma vừa chi khoảng 30 triệu USD để nắm giữ cổ phần tại SM Entertainment - công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.