Ngoài thanh long, mì tôm, còn rất nhiều loại thực phẩm khác cũng cần được chiếu xạ.

Trên thực tế, chiếu xạ chưa được sử dụng nhiều trong an toàn vệ sinh thực phẩm, mà chủ yếu là dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu các loại mặt hàng thủy sản, thực phẩm, và gần đây nhất là trái cây, gồm thanh long và chôm chôm.

Ngoài thanh long, mì tôm, còn rất nhiều loại thực phẩm khác cũng cần được chiếu xạ.

Thành công của trái cây xuất khẩu vào thị trường Mỹ có công không nhỏ của lĩnh vực chiếu xạ. Nhưng ít ai biết rằng ngành chiếu xạ còn âm thầm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, vốn có khối lượng và quy mô doanh thu khổng lồ.

Thị trường tiềm năng

Nếu những gói gia vị của mì tôm được đem đi chiếu xạ thì chúng sẽ được khử trùng và bảo quản được lâu hơn. Khi đó, doanh thu ngành chiếu xạ có thể tăng thêm 2.500 tỉ đồng mỗi năm. Con số trên được tính từ sản lượng mì gói 50 tỉ gói/năm, theo số liệu của Bộ Công thương. Theo Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú, mức giá chiếu xạ các gói gia vị trong mì tôm khoảng 20-50 đồng/gói.

Ông Vương Đình Khoát, Tổng Giám đốc An Phú, cho biết với chi phí chiếu xạ thấp như vậy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chỉ tốn thêm một khoản rất nhỏ so với giá bán. Trong khi đó, người tiêu dùng lại được bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhưng ngoài mì tôm, còn rất nhiều loại thực phẩm khác cũng cần được chiếu xạ. Danh mục này không hề nhỏ, bao gồm các loại thực phẩm gắn liền với đời sống như nông sản, thủy sản, gia súc, gia cầm…

Trên thực tế, chiếu xạ chưa được sử dụng nhiều trong an toàn vệ sinh thực phẩm, mà chủ yếu là dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu các loại mặt hàng thủy sản, thực phẩm, và gần đây nhất là trái cây, gồm thanh long và chôm chôm.

Sân chơi ít người

Quy mô thị trường xuất khẩu thanh long sang Mỹ

Tiềm năng tăng trưởng cao nhưng số lượng doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường còn ít. Công ty Sơn Sơn là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư máy móc thiết bị chiếu xạ vào năm 2002. Nhưng 10 năm sau, cũng chỉ có thêm An Phú và Thái Sơn góp mặt cùng.

Sở dĩ như vậy là do đầu tư vào ngành chiếu xạ không đơn giản. Đầu tiên đó là các rào cản kĩ thuật về các yếu tố kinh doanh có điều kiện (kiểm soát gắt gao và nghiêm ngặt về y tế). Hơn nữa, ngành chiếu xạ hiện nay chưa mang lại lợi thế kinh tế theo quy mô do sản lượng chiếu ít, dẫn đến doanh thu trong ngành còn khiêm tốn.

An Phú niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2010 và có doanh thu tăng trưởng đều, ổn định nhưng không cao. Hơn nữa, chiến lược kinh doanh của An Phú không đơn thuần là chiếu xạ, mà doanh thu phần lớn đến từ các dịch vụ có liên quan.

Mặc dù chiếu xạ là một phương pháp hay để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng các điều kiện hiện tại rõ ràng chưa cho phép mở rộng ngành này. Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khó thay đổi trong thời gian ngắn. Các nước khác cũng không thống nhất trong vấn đề quy định chiếu xạ thực phẩm ở nước mình.

Chẳng hạn, đối với thanh long Việt Nam, thị trường Nhật và Hàn Quốc gần đây đã cho phép nhập khẩu trở lại với yêu cầu khử trùng bằng hơi nước nóng. Đây là một công nghệ khử trùng tiên tiến bên cạnh chiếu xạ với chi phí thấp, nhưng năng suất cũng thấp hơn nhiều.

Một điều quan trọng khác là người dân chưa thể quen với việc thực phẩm bị chiếu xạ. Đa số người dùng có xu hướng chọn những sản phẩm sạch tự nhiên.

Theo Nhịp cầu Đầu tư
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.