Người trực tiếp thiết kế Đài tưởng niệm 64 chiến sỹ ngã xuống Gạc Ma gọi tác phẩm sắp tới không chỉ là "Khúc bi tráng tháng 3", mà còn thể hiện một chiến thắng chưa từng có: chiến thắng không nổ súng.
Là người thiết kế Đài tưởng niệm 64 chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam ngã xuống trong trận hải chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988, công trình duy nhất, đầu tiên được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khởi xướng, kiến truc sư (KTS) Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Hội KTS TP.HCM đã có những chia sẻ đầy xúc động với VTC News về công trình Đài tưởng niệm đầy tâm đắc của ông.

KTS.Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Hội KTS TP.HCM

- Được biết ông là người sẽ thiết kế Đài tưởng niệm 64 chiến sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma. Ông có thể cho biết cảm xúc của mình về cuộc hải chiến này?
Cách đây khoảng nửa tháng, Hội Kiến trúc sư TP.HCM có nhận được lời lời mời của Tổng Liên đoàn Lao động về việc thiết kế tượng đài các chiến sỹ Gạc Ma. Tôi thật sự bất ngờ và xúc động. Với cá nhân tôi, là người thiết kế rất nhiều tượng đài, công trình tưởng niệm, nhưng chưa có công trình mang lại cho tôi nhiều cảm xúc như công trình này bởi sự thiêng liêng của trận chiến.
Một cảm xúc đan xen rất khó tả, vừa vui, vừa hồi hộp, vừa như được thoát mình trong ý tưởng, vừa như mang trong một trọng trách lớn lao. Ngay lúc ấy, cảm xúc và ý tưởng đã nằm trong con người tôi và trực bật ra khi có lời mời từ Tổng Liên đoàn về một Tượng đài Gạc Ma với không gian là khu tưởng niệm.
Sau chiến tranh, đã có rất nhiều đài tưởng niệm được xây dựng, nhưng tượng đài về các anh hùng liệt sỹ Gạc Ma thì chưa có. Nhưng không vì vậy mà trận hải chiến Gạc Ma có thể phai mờ. Cuộc chiến ấy, chiến thắng ấy luôn ở trong lòng người dân.
- Ông có thể "bật mí" ý tưởng về Đài tưởng niệm này được không ?
Với những gì đã được chứng kiến, được gặp gỡ thì những tình cảm ấy sẽ mang lại cho tôi những cảm xúc rất thật. Những ý tưởng về một tượng đài trong nhân dân. Đó là cảm xúc của những người lính biển trong cuộc chiến đấu bảo vệ biển đảo quê hương.
Tuy nhiên, công trình sẽ phụ thuộc vào quy mô diện tích đất mà tỉnh Khánh Hòa cấp phép. Nếu khu tưởng niệm nằm trên trục giao thông từ Cam Ranh đi Nha Trang sẽ là vị trí tốt nhất bởi nó không chỉ thể hiện sự tôn vinh, lòng biết ơn đối với hy sinh của những người lính đảo mà còn là nơi để người dân thăm viếng, lắng lòng, tưởng nhớ đến các anh.
- Theo ông, Đài tưởng niệm sẽ phải thể hiện được điều gì?
Không thể chỉ là Đài tưởng niệm mà phải là một công viên tưởng niệm. Nơi mọi người dân có thể đến để tham quan, tưởng nhớ đến một thời khắc bi tráng và giáo dục lịch sử, tinh thần yêu nước của người dân đất Việt.
Khu tưởng niệm sẽ phải thể hiện cho được sự hy sinh của các chiến sỹ Gạc Ma mà cả bề dày về cuộc chiến gìn giữ biển đảo quê hương.

Đài tưởng niệm các chiến sỹ Gạc Ma là một "khúc bi tráng" với chiến thắng không cần nổ súng

- Điều gì ông tâm đắc nhất khi thiết kế Đài tưởng niệm này?
Như tôi chia sẻ, đã có một cảm giác rất lạ khi nhận được thông tin về việc thiết kế đài tưởng niệm những chiến sỹ Gạc Ma. Có thể bản thân tôi từng là người của biển. Trước khi đến với kiến trúc, tôi đã từng làm nghề hàng hải nên đã hiểu về biển và yêu biển.
Biển rất khác, vừa yên ả, vừa chông chênh, vừa là máu thịt. Trên biển, ta vừa có cảm giác của người đi xa, vừa của người trở về. Nhất là khi lênh đênh trên những con tàu trên biển mới thấy hết giá trị của biển, càng thêm quý trọng sự hy sinh của người lính biển. Tất cả phải dung hòa vào một tượng đài tưởng niệm không chỉ đối với những người lính đảo Gạc Ma mà còn đối với những người lính biển.
Tác phẩm không chỉ lột tả được "Khúc bi tráng tháng 3" mà còn thể hiện được một chiến thắng chưa từng có. Một chiến thắng không nổ súng. Một chiến thắng xứng đáng với sự hy sinh, khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam.
Chiến thắng không nổ súng bởi lẽ, Việt Nam là người bị Trung Quốc tấn công, đánh chiếm. Chúng ta không đánh trả như các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm khác mà chỉ kiên cường bám đảo, bám biển giữ chủ quyền. Nên đây là chiến thắng đầy ý nghĩa và thiêng liêng.
Tôi xin cảm ơn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã cho cá nhân tôi và Hội kiến trúc sư TP HCM có cơ hội thể hiện tình yêu của mình đối với biển đảo quê hương.
- Xin cảm ơn ông!
Bửu Lân (Theo VTC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa

    Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa

    11/09/2014 10:36 AM

    Trên chiếc thuyền cá lênh đênh giữa đại dương, trước sóng dữ và mưa xối xả, một phóng viên ra quần đảo Trường Sa và phát hiện ra rằng những nơi trước kia chỉ là đá ngầm nay đã bị Trung Quốc biến thành đảo.

  • Báo Nhật: Trung Quốc tiếp tục san lấp, mở rộng bãi Gạc Ma

    Báo Nhật: Trung Quốc tiếp tục san lấp, mở rộng bãi Gạc Ma

    29/08/2014 4:14 PM

    Mạng tin Sankei dẫn nguồn từ các quan chức Philippines cho biết Trung Quốc hôm 28/8 đã bắt đầu trồng rừng, xây dựng nhà ở cho công nhân và chuyển các máy móc, thiết bị xây dựng lớn tại khu vực bãi Gạc Ma (tên tiếng Anh là Johnson Reef) mà nước này mới san lấp ở quần đảo Trường Sa.

  • Hải chiến Gạc Ma 1988: Chiến thắng không bằng súng đạn

    Hải chiến Gạc Ma 1988: Chiến thắng không bằng súng đạn

    14/03/2014 2:40 PM

    Người trực tiếp thiết kế Đài tưởng niệm 64 chiến sỹ ngã xuống Gạc Ma gọi tác phẩm sắp tới không chỉ là "Khúc bi tráng tháng 3", mà còn thể hiện một chiến thắng chưa từng có: chiến thắng không nổ súng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.