Nỗi lo về nguồn cung đang đè nặng lên giá dầu - Ảnh: APAC.
Tính từ sau khi rớt xuống mức thấp nhất trong 13 năm thiết lập vào giữa tháng 2/2016, giá dầu đã phục hồi mạnh, có lúc tăng được 80% so với mức đáy đó. Tuy nhiên trong những tuần gần đây, đà tăng của giá dầu bị cản trở sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU), các thị trường tài chính thế giới đồng loạt bị “choáng”.
Cùng lúc đó hàng loạt công ty Mỹ đua nhau tăng sản lượng dầu tại những khu vực sản xuất trọng điểm.
Theo số liệu của Intercontinental Exchange, trong tuần trước, số lượng các quỹ đầu cơ và chuyên gia quản lý tài sản dự báo về khả năng giá dầu Brent tăng đã rớt xuống mức thấp nhất tính từ tháng 2/2016. Giới đầu tư đồng thời giảm dự báo về triển vọng giá dầu WTI, theo thông tin từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).
Phiên giao dịch đầu tuần trên thị trường London, giá dầu Brent giao tháng 8/2016 giảm 1,2% xuống 46,21 USD/thùng, trong khi đó trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI cùng kỳ hạn giảm 1,3% xuống 44,83 USD/thùng. Ở mức chốt phiên ngày hôm qua, giá dầu Brent thấp hơn khoảng 10% so với mức cao nhất trong nửa đầu năm 2016 thiết lập vào tháng 6/2016.
Tính toán của ngân hàng Barclays cho thấy Brexit sẽ có thể khiến nhu cầu dầu của Anh và Liên minh châu Âu (EU) giảm khoảng 100 nghìn thùng/ngày trong năm nay và năm 2017.
Tuy nhiên, giá dầu sẽ chịu tác động nhiều từ việc đồng USD tăng cao trong bối cảnh tâm lý lo sợ về hậu quả của Brexit trở nên lớn hơn.
Ngoài ra, nỗi lo về nguồn cung cũng đang đè nặng lên giá dầu. Những tháng trước, giá dầu tăng cao bởi thị trường dầu thế giới đối diện với hàng loạt vấn đề gây gián đoạn nguồn cung cầu, trong đó bao gồm bạo loạn tại Nigeria và cháy rừng ở Canada.
Nguồn cung dầu hàng ngày của thế giới vì thế giảm khoảng 3 triệu thùng. Tuy nhiên nay, các vấn đề kể trên đã được giải quyết và sản lượng dầu từ nhóm nước trên đang tăng trở lại mức bình thường.
Tại Mỹ, một số công ty đã tranh thủ việc giá dầu hồi phục để tăng cường sản xuất trở lại. Mới đây, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes công bố thêm 10 giàn khoan dầu tại Mỹ được đưa vào hoạt động trong tuần qua, nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 351. Như vậy, nguồn cung cầu của Mỹ sẽ tăng tương ứng khoảng 250 nghìn thùng/ngày.








-
Chi hơn 9.600 tỷ đồng để bình ổn giá xăng dầu năm 2021
26/02/2022 8:52 AMTrong quý cuối năm 2021, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phải chi ra gần 667 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đã sử dụng để bình ổn giá mặt hàng này trong năm vừa qua vượt mức 9.600 tỷ.
-
Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, hai cú dập liên tiếp đầu năm mới
20/02/2022 11:40 AMGiá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai (21/2) có khả năng tăng mạnh theo giá thế giới. Các chuyên gia dự báo, mức tăng giá xăng có thể trên 1.000 đồng/lít.
-
Giá dầu có mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 8 bất chấp nỗi sợ hãi về biến thể mới
11/12/2021 1:15 PMGiá dầu có mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 3 tháng sau khi lo ngại về biến thể mới giảm dần.
-
Giá xăng dầu bước vào đợt giảm mạnh sau 5 lần tăng
20/11/2021 7:04 PMGiá dầu thế giới giảm mạnh và đã chạm mức thấp nhất từ đầu tháng 10. Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu được dự báo giảm mạnh sau 5 lần tăng. Giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới đây có thể giảm tới 1.400 đồng/lít.
-
Giá xăng dầu tăng sốc, doanh nghiệp vận tải rục rịch tăng giá cước
13/11/2021 8:41 AMXăng dầu chiếm khoảng 25-40% tổng chi phí của doanh nghiệp vận tải. Do đó, khi loại nhiên liệu này tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua, các đơn vị buộc phải tăng giá cước.
-
Giá dầu hướng tới 100 USD, các quốc gia đồng loạt kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng
31/10/2021 2:30 PMCác quốc gia tiêu thụ dầu ngày càng lo lắng trước sự hồi sinh của giá dầu thô: đầu tiên là 50 USD/thùng, sau đó là 75 USD và bây giờ là hơn 85 USD. Và khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng giá dầu có khả năng tăng lên 100 USD/thùng thì hồi chuông cảnh báo thực sự bắt đầu vang lên.