Ảnh minh hoạ.
Cái tin Kinh Đô sẽ sản xuất dầu ăn và mỳ gói lại một lần nữa “hâm nóng” dư luận giới dân doanh về sự nhạy bén với thị trường. Theo đó, chấp nhận lỗ khi thoái vốn khỏi Nutifood, Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) đang ấp ủ kế hoạch lấn sân sang sản xuất dầu ăn và mỳ gói vào cuối năm nay.
Cụ thể, mới đây KDC thông báo đã thoái toàn bộ 2,7 triệu cổ phiếu, tương đương 18% cổ phần tại Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood). Giá vốn đầu tư là hơn 161 tỷ đồng, tương ứng đơn giá đầu tư bình quân 59.600 đồng/cổ phiếu.
Khi đầu tư năm 2007, KDC sở hữu 3,7 triệu cổ phiếu, tương đương 24,8% cổ phần. Sau đó, công ty đã bán bớt 1 triệu cổ phiếu. Dù không nêu cụ thể mức lỗ khi thoái vốn, nhưng theo báo cáo tài chính, mức lỗ từ thương vụ trên là gần 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong chiến lược của KDC lại nằm ở kế hoạch sẽ tung ra thị trường sản phẩm dầu ăn và mì gói vào cuối năm nay. Mặc dù chưa tiết lộ cụ thể về chiến lược của hai sản phẩm mới này, nhưng KDC khẳng định sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ tầm cỡ, mà sẽ chú tâm vào những phân khúc nhỏ hơn
Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc KDC nói: “Quy mô của cả hai thị trường này vẫn đang phát triển, chiến lược chung của công ty là hướng đến những phân khúc tiềm năng chưa được khai thác hết”.
Quyết định táo bạo trên, có lẽ một phần dựa trên thông tin từ thống kê của Bộ Công Thương vừa công bố, Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng khoảng 50 tỷ gói/năm. Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu châu Á và đứng thứ 4 thế giới, với số lượng từ 1-3 gói/người/tuần.
Thêm nữa, nếu như trước đây người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài và “kém mặn mà” với sản phẩm nội địa, thì nay, ngược lại, nhu cầu “ta về ta tắm ao ta” là tín hiệu đáng mừng cho các DN sản xuất trong nước.
Theo kết quả điều tra của Tập đoàn Grey Group (Mỹ), trước đây, có đến 77% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài, chỉ có 23% người dân lựa chọn các sản phẩm trong nước sản xuất.
Nay, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), năm 2011, số lượng người Việt Nam tin dùng hàng nội địa đã tăng lên 59%. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, khi thu nhập của người tiêu dùng giảm sút thì rõ ràng giữa các sản phẩm cùng chức năng, công dụng, thương hiệu nào cạnh tranh được về giá sẽ được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn.
Câu chuyện của KDC cũng không phải là cá biệt hiện nay. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng An (Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam), trong thời đoạn kinh tế khó khăn và biến động này, các DN nên chủ động nhận định và khắc phục các rào cản thông thường trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Theo ông, để thích ứng với thời cuộc, có bốn yếu tố mà các DN luôn cần phải “nắm chắc”, đó là sự thay đổi “luật chơi”, thay đổi môi trường cạnh tranh, thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt lưu ý về hành vi tiêu dùng của khách hàng, bởi lẽ, khi kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân không “chạy kịp” với tốc độ gia tăng lạm phát, buộc họ phải “thắt lưng buộc bụng” dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và thái độ tiêu dùng.
Nhu cầu về các sản phẩm xa xỉ, cao cấp “nhường chỗ” cho các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống hàng ngày. Trước đó, họ có thể thường “mua cả lố, mua sỉ, mua hàng có tiếng” thì nay họ chỉ mua lẻ, và mua các sản phẩm có chức năng tương tự với giá “mềm hơn” và quan tâm hơn tới các đợt giảm giá và khuyến mại.
Nắm được những thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng, để DN xây dựng được chiến lược kinh doanh hợp lý như điều chỉnh danh mục sản phẩm; đồng thời, chú trọng hơn tới các “kênh” xúc tiến thị trường, chăm sóc khách hàng, tặng quà, các dịch vụ hậu mãi.....
Ông An tin rằng, “trong thời kỳ này, DN nào gây dựng và củng cố niềm tin của khách hàng sẽ “chắc phần thắng” vượt qua đối thủ trong ngành khi nền kinh tế khởi sắc trở lại”.
-
Doanh nghiệp châu Âu lo ngại suy thoái kinh tế nghiêm trọng
08/05/2022 4:42 PMGiám đốc điều hành của một số tập đoàn lớn ở châu Âu chia sẻ trên đài CNBC rằng họ nhận thấy một cuộc suy thoái nghiêm trọng đang hiện hữu ở lục địa này.
-
Nga có thể đối mặt với suy thoái kinh tế tương tự như năm 1998
05/03/2022 1:15 PMNga đang phải đối mặt với một sự sụp đổ kinh tế sẽ sánh ngang hoặc thậm chí làm lu mờ quy mô của cuộc suy thoái năm 1998 đã kéo theo tình trạng vỡ nợ, mặc dù sự khủng hoảng tài chính có thể ít hơn thời điểm đó.
-
Cuộc Đại suy thoái cuốn trôi 10.000 tỷ USD của nền kinh tế thế giới
03/05/2021 9:30 PMVết thương từ cuộc khủng hoảng năm 2008 bắt đầu mờ dần, nhưng thời kỳ hỗn loạn cách đây hơn một thập kỷ đã làm thay đổi vĩnh viễn nền kinh tế, hệ thống tài chính Mỹ.
-
Người đàn ông từng khiến kinh tế Mỹ lao đao, đẩy thế giới vào suy thoái qua đời ở tuổi 90
27/02/2021 11:44 AMSheikh Ahmed Zaki Yamani, cựu bộ trưởng năng lượng Ả Rập Saudi, người đã tham mưu chỉ đạo lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973 và sau đó bị Carlos the Jackal bắt cóc, đã qua đời ở tuổi 90
-
Làm thế nào để được tăng lương ngay cả trong thời kỳ suy thoái?
10/11/2020 8:15 PMCafeLand - Bạn đã làm việc nhiều hơn và mang lại kết quả tốt hơn, đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn và thực sự tiến lên một nấc thang mới trong sự nghiệp. Bạn cần được tăng lương. Nhưng bây giờ có phải là thời điểm phù hợp để đưa ra đề xuất này hay không?
-
Lý do thuyết phục cho thấy suy thoái là thời điểm vàng để khởi nghiệp
19/06/2020 11:02 AMĐiểm chung của hàng loạt các doanh nghiệp nổi tiếng như GM, Burger King, CNN, Uber, Airbnb…là đều được lập ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế.