Nhân viên Công ty Gravity Payments. Ảnh: theweek.com
Tuy nhiên, trong khi lãnh đạo các tập đoàn khác từ Aetna, Gap.Inc đến tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ là Walmart tăng lương sàn cho nhân viên của mình lên vài USD một giờ lao động, nhằm giúp họ cạnh tranh tốt hơn trong công việc thì Price - nhà sáng lập Công ty xử lý thẻ tín dụng Gravity Payments - lại tăng lương “khủng” cho nhân viên của mình vì mục đích muốn bảo vệ “niềm hạnh phúc” của cấp dưới.
Ngày 14-4, Price tuyên bố trong ba năm tới mỗi nhân viên dưới quyền sẽ nhận được mức lương ít nhất 70.000 USD/năm.
Theo CNN, quyết định này là một quyết định phi thường khi số nhân viên tại công ty ở chi nhánh Seattle đến 120 người, nhiều người trong số đó có lương trung bình 48.000 USD/năm. Với quyết định này, nhiều người sẽ được tăng lương gần gấp đôi.
Để trả số tiền lương khổng lồ trên, ông Price lên kế hoạch cắt 90% lương của chính mình từ 1 triệu USD/năm xuống còn 70.000 USD/năm và sử dụng 3/4 lợi nhuận của công ty (khoảng 2 triệu USD). Tổng giám đốc Price tình nguyện sẽ giữ mức lương thấp này cho đến khi số lợi nhuận này được bù đắp trở lại.
Ý tưởng của Price xuất hiện sau khi đọc được nghiên cứu của hai nhà kinh tế từ Princeton là Angus Deaton và Daniel Kahneman.
Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng những lao động kiếm được 75.000 USD/năm sẽ có mối liên hệ mạnh mẽ giữa thu nhập và hạnh phúc.
Price cho biết không chỉ mình ông tìm cách thu ngắn khoảng cách thu nhập của nhân viên và giới lãnh đạo. Ông đã hỏi và lắng nghe ý kiến của khoảng 100 CEO khác qua email, xem bao nhiêu người ủng hộ việc làm của mình.
Vị tổng giám đốc này cũng lắng nghe nhân viên của mình nói về những khó khăn trong việc tìm nhà, trả mọi chi phí khác với mức lương hiện tại và ông quyết định “không nên có khoảng cách quá lớn như thế trong thu nhập giữa một CEO như anh và lao động cấp dưới”.
“Việc tăng lương cho nhân viên là một đạo lý cấp bách” - Price nói trên CNN.
Theo CNN, đó là một câu chuyện đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh tình hình lương bổng trong nhiều tập đoàn ở Mỹ vẫn còn trì trệ.
Người lao động khó thể hiện hết khả năng của mình khi những nỗi lo cơm áo gạo tiền cứ thường trực trong đầu họ. Và trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, “phúc lợi” của nhân viên là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn “để nghĩ sau”.
Ron Friedman, tác giả viết trên CNN, nhấn mạnh một số doanh nghiệp sẽ có sự linh hoạt về tài chính hoặc sẵn sàng theo bước của Gravity Payments, thiết lập mức lương tối thiểu cho mỗi nhân viên là 70.000 USD.
Tuy nhiên, Friedman đặt câu hỏi rằng “liệu tiền có làm bạn hạnh phúc hơn trong công việc?”. Friedman đánh giá cao hành động của CEO Price nhưng lại nói “mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc sẽ không kéo dài mãi được”.








-
Bảng lương hàng trăm triệu của các sếp doanh nghiệp bất động sản
22/08/2024 9:16 AMHoạt động kinh doanh vẫn còn khó khăn nhưng nhiều sếp doanh nghiệp bất động sản vẫn có mức lương hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Thấy gì từ phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ đến Việt Nam?
22/03/2023 11:23 AMViệc phái đoàn hơn 50 công ty Mỹ tới Việt Nam lần này không chỉ thể hiện sự tin tưởng của Mỹ với tiềm năng của Việt Nam, mà còn cho thấy mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa 2 nước.
-
Cặp song sinh kế nghiệp đế chế kinh doanh người giàu nhất châu Á
11/12/2021 9:48 AMAkash và Isha - cặp song sinh ra đời nhờ thụ tinh nhân tạo của tỷ phú Mukesh Ambani - tham gia đế chế kinh doanh gia đình từ năm 2014 và từng bước khẳng định khả năng kế nghiệp tại Reliance Industries.
-
Giá xăng dầu tăng sốc, doanh nghiệp vận tải rục rịch tăng giá cước
13/11/2021 8:41 AMXăng dầu chiếm khoảng 25-40% tổng chi phí của doanh nghiệp vận tải. Do đó, khi loại nhiên liệu này tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua, các đơn vị buộc phải tăng giá cước.
-
Thủ tướng chỉ đạo gấp về khôi phục sản xuất kinh doanh
04/10/2021 8:37 AMDoanh nghiệp thống nhất với UBND tỉnh, thành phố phương án sản xuất, đi lại, ăn ở của người lao động khi khôi phục sản xuất trong bối cảnh thích ứng với Covid-19.