Cập nhật 26/03/2015 9:10 AM
Vào đêm ông Obama tái tranh cử, đích thân Chủ tịch Google - ông Schmidt đã giám sát hệ thống phần mềm theo dõi tỷ lệ cử tri đi bầu cho ông Obama.

Nỗ lực thắt chặt mối quan hệ với Washington cũng ngốn bộn tiền của Google. Ảnh: WSJ

Năm 2012, trong lúc các nhà điều tra liên bang đang hoàn thành vụ điều tra nhằm vào Google, lãnh đạo công ty đã có hàng loạt chuyến viếng thăm quan chức cấp cao tại Nhà Trắng và Ủy ban thương mại liên bang (FTC).

Nhà đồng sáng lập Google – Larry Page đã gặp gỡ quan chức FTC để bàn việc dàn xếp vụ điều tra, còn Chủ tịch Google Eric Schmidt nói chuyện với Pete Rouse, cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, Nhật báo phố Wall thống kê.

Năm 2012, FTC từng mở vụ điều tra chống cạnh tranh không lành mạnh nhằm vào Google. Hiện chưa rõ nội dung của các cuộc trao đổi trên là gì, chỉ biết cơ quan này quyết định không theo đuổi vụ kiện vào phút cuối, mặc dù đã phát hiện sự thiên vị trong thuật toán của Google.

Quan hệ của Google với quan chức cấp cao trong chính quyền Obama trong một giai đoạn nhạy cảm cho thấy sức mạnh quyền lực của gã khổng lồ Internet.

Kể từ khi Tổng thống Obama nhận nhiệm sở, nhân viên công ty công nghệ trụ sở Mountain View đã đáo qua Nhà Trắng khoảng 230 lần, trung bình mỗi tuần một lần.

Một trong những nhân viên vận động hành lang hàng đầu của Google - Johanna Shelton – đã có hơn 60 cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng. Con số này lớn gấp 3 lần so với công ty đối thủ Comcast - doanh nghiệp cũng được cho là có thế lực tại Washington. Nhân viên của Comcast tới Nhà Trắng tổng cộng 20 lần.

Bản thống kê được Nhật báo phố Wall tung ra trong bối cảnh Google đang hứng chỉ trích từ phía dư luận, sau khi tờ báo đăng tải nội dung báo cáo dài 160 trang của FTC.

Trong báo cáo có viết: "Google đã gỡ bỏ trái phép nội dung của những đối thủ khác như Yelp, TripAdvisor hay Amazon để cải thiện các dịch vụ khác nhau của Google trên kết quả tìm kiếm.”

Ví dụ, Google Flights được xếp hạng cao trong tất cả những cuộc tìm kiếm thử nghiệm của nhân viên FTC, mặc dù họ không cung cấp nhiều lựa chọn về chuyến bay và các trang web du lịch như TravelAdvisor.

Do vậy, những nhân viên điều tra này đã mở ra khả năng về một vụ kiện, có thể sánh ngang quy mô cuộc điều tra của Bộ tư pháp Mỹ nhằm vào Microsoft những năm 1990. Tuy nhiên sau đó, ủy viên hội đồng FTC đã bỏ phiếu dừng vụ việc.

Các cuộc gặp của Google với Nhà Trắng diễn ra trong khoảng từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2013, khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.

Đặc biệt ngày 6/11/2012, vào đêm ông Obama tái tranh cử, đích thân Chủ tịch Google - ông Schmidt đã giám sát hệ thống phần mềm theo dõi tỷ lệ cử tri đi bầu cho ông Obama.

Vài tuần sau, chuyên viên "đi đêm" Shelton và một luật sư chống cạnh tranh độc quyền của Google đã tới Tòa Bạch Ốc, gặp gỡ cố vấn công nghệ của ông.

Đến cuối tháng, FTC đã quyết định rút đâm đơn kiện chống độc quyền nhằm vào Google.

Việc quan chức Nhà Trắng làm việc với lãnh đạo công ty tư nhân liên quan đến các vấn đề pháp lý là bất thường tại Mỹ. Thường quan chức Bộ tư pháp cũng không gặp gỡ Nhà Trắng khi đang tiến hành các cuộc điều tra lớn.

Nỗ lực thắt chặt mối quan hệ với Washington cũng ngốn bộn tiền của Google. Trong năm ngoái, công ty này chi 16,8 triệu USD để vận động hành lang, nhiều thứ nhì tại Mỹ, chỉ sau Comcast.

Con số này tăng gấp 3 lần so với khoản năm 2010, trước khi vụ điều tra của FTC khởi động. Google có khoảng 100 nhân viên vận động hành lang rải rác tại 20 công ty “đi đêm”.

Lề Phương (BizLIVE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….