Ngay từ khi Starbucks chuẩn bị mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã tự tin tuyên bố rằng: “Starbucks là người khổng lồ không bản sắc” để nói về “Ông vua cà phê thế giới”. Liệu Starbucks thật sự “không bản sắc” như lời ông Vũ?

Từ những phát ngôn đầu tiên

Được thành lập vào năm 1971, Starbucks nhanh chóng phát triển thành một thương hiệu quốc gia rồi thương hiệu toàn cầu. Các cửa hàng của Starbucks “mọc lên như nấm” và nhanh chóng chiếm lĩnh thì trường cà phê trong nước và thế giới. Việc Starbucks đầu tư vào thị trường Việt Nam tạo nên một làn sóng ồn ào cho báo chí và dư luận, đặc biệt là với Trung Nguyên, người đang được xem là “trùm cà phê Việt Nam”.

Đặng Lê Nguyên Vũ: "Starbucks là người khổng lồ không bản sắc". Ảnh: internet

Trước việc này, Đặng Lê Nguyên Vũ đã phát biểu về “cuộc chiến” sắp tới rằng Starbucks là loại “nước có mùi cà phê pha với đường” và khẳng định “Starbucks là người khổng lồ không bản sắc”. Đáp lại lời “tuyên chiến” đó, Starbucks chỉ từ tốn nói rằng: “Họ không coi Trung Nguyên là đối thủ”.

Không dừng lại ở phát ngôn, sau khi Starbucks vào Việt Nam thì chẳng bao lâu sau ông chủ của Trung Nguyên cũng tuyên bố sẽ “mang chuông đi đánh xứ người” bằng cách xây dựng một số cửa hàng ở Seattle, New york và Boston trong năm 2013. Sự kiện này khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ về mức độ thành công của Trung Nguyên.

Đến bản sắc thật của Starbucks

“Một thương hiệu phải có giá trị tinh thần vượt qua tất cả các biên giới”. Nói về điều này, rõ ràng Starbucks đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Không chỉ ở Mỹ, cái nôi của Starbucks, mà đã nâng tầm ảnh hưởng với 17.800 cửa hàng ở hơn 49 quốc gia khác (theo Wikipedia).

Logo Starbucks qua các thời kì. Ảnh: internet

Đầu năm 2003, trong diễn đàn kinh tế toàn cầu, Scott Bedbury, Giám đốc thương hiệu của Starbucks đã khẳng định rằng bản chất của Starbucks chính là “third place” (nơi thứ ba). Nơi thứ nhất là ở nhà, nơi thứ hai là công ty và nơi thứ ba là Starbucks. Nơi thứ ba này không chỉ ở Việt Nam mà mọi người dân trên thế giới đều có nhu cầu. Và bằng thông điệp đó, Starbucks không ngừng vươn xa khỏi đất nước Mỹ để tạo ra hàng ngàn “nơi thứ ba” cho khách hàng của mình.

Thông điệp Scott muốn đưa ra ở đây là: Đến starbucks khách hàng không chỉ thưởng thức cà phê mà còn thưởng thức một không gian quan trọng chỉ sau nhà và công ty. Nó hoàn toàn thoải mái, thư giãn và là nơi để suy nghĩ về mọi thứ mà ở nhà và công ty không thể với hơn 87.000 loại thức uống khác nhau.

Như vậy, Starbucks không thuần túy về hương vị cà phê mà là sự đa dạng trong sản phẩm của mình, bao gồm cả không gian trải nghiệm cà phê. Việc Starbucks vào Việt Nam liệu có tìm được chỗ đứng như nhiều quốc gia khác hay không vẫn còn là câu chuyện đường dài.

Xem thêm bài viết về: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Theo doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.