Công ty này nhắm tới những thương vụ trong đó không yêu cầu sáp nhập và mua lại toàn bộ, nhưng vẫn mang lại cơ hội thử nghiệm sản phẩm tại những phân khúc thị trường tiềm tàng nhiều rủi ro, Reuters nhận xét.
Thương vụ 2,15 tỷ USD mua lại cổ phần tập đoàn Monster của Coca-cola là một bước đi thể hiện kế hoạch tăng trưởng chiến lược của tập đoàn nước giải khát lớn nhất thế giới.
Công ty này nhắm tới những thương vụ trong đó không yêu cầu sáp nhập và mua lại toàn bộ, nhưng vẫn mang lại cơ hội thử nghiệm sản phẩm tại những phân khúc thị trường tiềm tàng nhiều rủi ro.
Ngày 14/8, Coca-Cola thông báo đã mua lại 16,7% cổ phần từ tập đoàn nước giải khát Monster.
Ngoài ra, Coca-Cola sẽ bổ nhiệm hai giám đốc điều hành vào hội đồng quản trị của Monster, nhằm mục đích quản lý các sản phẩm không phải nước tăng lực như nước khoáng thiên nhiên có ga Hansen và trà Peace.
Đổi lại, Monster cũng nhận về một vài thương hiệu nước tăng lực của Coca-Cola như NOS và Full Throttle, cũng như tiếp cận hệ thống phân phối rộng lớn của Coca-Cola.
Việc mua cổ phần thiểu số thay vì thâu tóm toàn bộ Monster giúp Coca-Cola có cơ hội hưởng những đặc quyền từ thị phần nước tăng lực toàn cầu trị giá 27 tỷ USD, mà không phải chịu các rủi ro liên quan tới tài chính và quan hệ công chúng trong lĩnh vực đồ uống nhạy cảm này.
Nếu việc đàm phán thỏa thuận kết thúc như mong đợi, Coca-Cola sẽ vẫn phân phối các nhãn hàng nước tăng lực, nhưng không tiếp tục sở hữu chúng nữa.
Một lợi ích khác dành cho Coca-Cola là thỏa thuận dạng này đòi hỏi ít tiền mặt hơn nhiều so với một vụ thâu tóm toàn bộ - thương vụ sẽ tiêu tốn ít nhất 12 tỷ USD theo giá trị cổ phiếu chốt phiên hôm thứ Năm.
“2 tỷ USD thì không phải là quá khó đối với Coca-Cola”, bà Linda Montag, Phó giám đốc cấp cao Coca-Cola phát biểu.
Cùng với đó, cách tiếp cận dần dần cho phép Coca thử nghiệm thị trường mới, nơi họ chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thị trường nước tăng lực toàn cầu nhảy vọt ở mốc hai con số vào giữa những năm 2000, tuy nhiên đã chững lại gần đây.
Theo Euromonitor International, doanh số nước tăng lực chỉ tăng 7% trong giai đoạn 2012 - 2013.
Trước khi đi tới một vụ thâu tóm toàn bộ, Coca-Cola cũng còn nhiều điểm cần dè chừng.
Trong thời gian gần đây, thị trường nước tăng lực nổi cộm nhiều vấn đề ở cả Mỹ và quốc tế.
Cục quản lý thực phẩm và dược liệu Mỹ cho biết trong năm 2012, đã có 5 vụ tử vong có khả năng liên quan đến nước tăng lực hiệu Monster.
Hiện tại, cơ quan này cho biết vẫn đang điều tra về vấn đề này, song chưa có động thái nào.
Đầu năm nay, Lithuania - 1 quốc gia châu Âu - đã cấm bán đồ uống có nồng độ caffeine cao cho trẻ vị thành niên, làm dấy lên câu hỏi liệu các quốc gia khác có nên tham khảo áp dụng.
“Dù đúng hay sai, đây vẫn là một lĩnh vực đang bị đặt dưới vòng cương tỏa. Coca-Cola vẫn luôn cảnh giác vì bản thân họ cũng đang bị giám sát”, Stephen Powers - phân tích gia tại UBS nhận định.
Thỏa thuận giữa Coca-Cola và Monster sẽ có hiệu lực trong nhiều năm. Sau khi thông tin được công bố, giá trị cổ phiếu Coca-Cola đã tăng 2%, còn cổ phiếu Monster tăng vọt 30%.
Trên thực tế, phương pháp tiếp cận thận trọng này không loại trừ khả năng Coca-Cola sẽ mua lại toàn bộ Monster trong tương lai.
Trong lịch sử, Coca-Cola cũng đã đầu tư vào cả trà Honest Tea và nước giải khát Zico trước khi thâu tóm toàn bộ 2 công ty này.
Cũng có thể Coca-Cola đang theo đuổi chiến lược tương tự với công ty sản xuất bia và cà phê Keurig Green Mountain, khi mua lại 10% cổ phần công ty đầu năm nay, sau đó tăng tỷ lệ sở hữu lên 16% trong tháng Năm, trở thành cổ đông lớn nhất tập đoàn này.
“Dường như Coca-Cola đang mở ra phương pháp tiếp cận mới để đa dạng hóa sản phẩm, và thực hiện chiến lược này theo từng bước nhỏ trước khi dồn toàn lực”, phân tích gia Powers nhận định.
HuyềnTrâm (BizLIVE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Coca-Cola cắt giảm 4.000 nhân sự

    Coca-Cola cắt giảm 4.000 nhân sự

    31/08/2020 6:33 AM

    Nhà sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới đã có quý tồi tệ nhất trong 134 năm, doanh số bán hàng sụt giảm 28%, lợi nhuận ròng giảm 32%.

  • 'Lon Việt Nam' và câu chuyện danh xưng đất nước

    'Lon Việt Nam' và câu chuyện danh xưng đất nước

    15/07/2019 8:33 AM

    So sánh với những cái tên như phở Việt Nam, áo dài Việt Nam, bún chả Việt Nam… là những sản vật văn hóa gắn liền với truyền thống lâu đời của người Việt được thế giới công nhận; thì trong cụm từ “lon Việt Nam”, sản phẩm lon Coca-cola có chứa đủ “bề dày” văn hóa thuần Việt để đứng cùng tên gọi thiêng liêng của Tổ quốc hay không? Đằng sau câu hỏi tưởng chừng đơn giản là một vấn đề nóng đang được tranh luận trên toàn thế giới!

  • Vì sao CEO Coca-Cola, Netflix, Amazon "kêu gọi" thất bại?

    Vì sao CEO Coca-Cola, Netflix, Amazon "kêu gọi" thất bại?

    23/11/2017 2:29 PM

    Tại sao nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công như Coca-Cola, Netflix, Amazon, Domino’s Pizza “kêu gọi” đồng nghiệp và cả công ty mình phạm nhiều sai lầm hơn và thất bại nhiều hơn?

  • Vì sao Coca-cola không có Giám đốc Marketing?

    Vì sao Coca-cola không có Giám đốc Marketing?

    28/08/2017 10:13 AM

    Thời gian vừa qua, giới doanh nghiệp đón nhận một thông tin khá thú vị, đó là Coca-Cola, đã chính thức xóa bỏ vị trí giám đốc tiếp thị (Chief Marketing Officer – ), thay vào đó là giám đốc phát triển (Chief Growth Officer – CGO).

  • Coca-Cola in chân dung Warren Buffett lên sản phẩm ở Trung Quốc

    Coca-Cola in chân dung Warren Buffett lên sản phẩm ở Trung Quốc

    05/04/2017 10:12 PM

    Tận dụng sự nổi tiếng của vị tỷ phú người Mỹ Warren Buffett tại Trung Quốc, và sự ưa thích của ông đối với dòng sản phẩm Cherry Coke, hãng Coca-Cola đã quyết định in chân dung của vị tỷ phú này lên các sản phẩm Cherry Coke tại thị trường Trung Quốc.

  • Xử phạt Coca-Cola Việt Nam 433 triệu đồng

    Xử phạt Coca-Cola Việt Nam 433 triệu đồng

    29/07/2016 8:02 AM

    Chiều nay (28/7), Thanh tra Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt hành chính Coca-Cola Việt Nam trên 433 triệu đồng, đồng thời tiến hành thu hồi 1 lô sản phẩm nước uống bổ sung.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.