Trong quyển sách “Làm thế nào để khởi nghiệp như Facebook” (How to create the Next Facebook: Seeing your starup through, from idea to IPO), tác giả Tom Taulli đã chỉ ra những bước mà từ một căn phòng trong ký túc xá đã trở nên công ty 100 tỷ USD, mà các doanh nhân trẻ có thể áp dụng những bài học này để tự khởi nghiệp thành công.

Đoạn trích dưới đây cho thấy những gì mà doanh nhân trẻ cần biết từ Mark Zuckerberg, CEO kiêm người sáng lập Facebook.

Trong những ngày đầu thành lập Facebook, Mark Zuckerberg là một CEO không có tài. Anh không có kỹ năng giao tiếp, không hay chia sẻ, hay đùa cợt nhân viên, thậm chí là hơi ngông. Một ví dụ điển hình là trên tấm danh thiếp của Mark Zuckerberg có in chữ “I’m the CEO, Bitch” (một câu nói thô tục).

Cuối năm 2005, vận mệnh dần xoay lưng lại với Mark Zuckerberg. Vị CEO trẻ này dành hầu hết thời gian với các ông lớn trong ngành truyền thông đa phương tiện, được đi máy bay hạng sang và ăn tại các nhà hàng cao cấp. Suốt khoảng thời gian này, Zuckerberg có thêm nhận thức về bản thân, nhưng các nhân viên của anh lại trở nên không nghiêm túc trong công việc. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến công ty.

Nhà tuyển dụng của Facebook lúc bấy giờ, Robin Reed, thẳng thắng với Zuckerberg rằng: “Anh nên học cách để làm một CEO, nếu không công sức của anh sẽ là vô nghĩa”.

Lúc này, Zuckerberg đã đủ trưởng thành để đánh giá được mức nghiêm trọng để hành động. Từ đó, Zuckerberg bắt đầu học những bài học đầu tiên về cách làm một CEO từ mọi người kể cả những nhà lãnh đạo tài ba nhất thế giới bao gồm những vấn đề sau:

Bạn có nên tiếp tục làm một CEO?

CEO phải biết “đứng mũi chịu sào”. Bạn không thể nói: “Tôi không biết phải làm gì. Ai có đề xuất gì không?” nhưng phải tỏ ra là người dày dạn kinh nghiệm, đặc biệt là đối với những người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn.

Tuy nhiên, CEO cũng cần phải ủng hộ môi trường mở. Các nhân viên phải cảm thấy tự do đưa ra những ý kiến trái chiều. Nếu không, CEO sẽ không thể hiểu được các vấn đề của công ty. Trên thực tế, điểm đáng khích lệ ở Facebook là họ đã có một truyền thống “mở” vì Zuckerberg đã để cho Reed phê bình mình.

Những sai lầm của Zuckerberg đã mở ra cho anh một bài học nhớ đời khác: Các hiểm họa của việc quá hòa đồng trong công việc. Đây là hành vi tự nhiên của con người, theo đó, các nhân viên sẽ bắt chước người lãnh đạo của mình. CEO phải liên tục để ý đến các hành động của họ như những biểu hiện của nhân viên như thế nào? Mình đã lập một gương mẫu đúng đắn chưa?

3 bí quyết làm hài lòng nhân viên

Vui vẻ là một điều tốt, nhưng điều gì cũng có giới hạn. Nếu mọi chuyện trở nên quá đà, thì nhân viên sẽ xa lánh công ty và thậm chí sẽ khơi nguồn cho các vụ kiện tụng. Việc này sẽ gây xáo trộn trong công ty.

Sau đây là những nhân tố chính giúp Mark Zuckerberg trở thành một CEO tài ba:

Hãy nói không: Khi công ty đã có tiến bộ, chắc chắn bạn sẽ thu hút được nhiều sự chú ý từ các đối tác tương lai, họ sẽ muốn hợp tác hoặc đầu tư toàn bộ vào bạn.

Không bao giờ “tham công tiếc việc”. Đôi khi, một trong những đặc điểm quý giá nhất của một CEO thành công là khả năng nói “không”. Nếu không, bạn sẻ bỏ quá nhiều công sức vào các hoạt động vô bổ và không đủ thời gian cho những việc quan trọng.

Zuckerberg đã tập trung vào quá nhiều dự án, thậm chí anh còn được nhiều nhà đầu tư lớn “chống lưng”. Nhưng điều đó không ích lợi gì, vì mọi nỗ lực của anh đều không thu hút nhiều sự chú ý. Kết quả hiển nhiên là “sớm thất bại”.

Tốc độ: Một điểm nhỏ nhưng quan trọng mà một công ty nhỏ có thể làm được mà công ty lớn không thể, đó là tăng trưởng nhanh.

Khi công ty đã phát triển, CEO sẽ thận trọng hơn và bắt đầu tránh các nguy cơ. Tuy nhiên, theo Zuckerberg thì một công ty phải liên tục phát triển “nhanh và công phá trở ngại”. Nếu không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không làm việc đủ nhanh.

Zuckerberg đã chọn một phương pháp nhanh chóng và trực tiếp để đưa ra quyết định. Đó là tuyên bố rõ quan điểm của mình, lắng nghe những người khác và hành động dứt khoát.

Lời nói không bằng việc làm: Nếu nhân viên cảm thấy lo lắng hơn về các chương trình của họ - con đường sự nghiệp của họ - nghĩa là họ đang đánh giá cao việc kinh doanh. Xây dựng tư tưởng này đối cho nhân viên là cả một quá trình lâu dài và khó khăn.

Nhân viên có thể có chính kiến nhưng hãy biến nó thành việc làm. Zuckerberg đã làm điều này theo phong cách “Hacker” của mình: “Các hacker tin rằng, ý tưởng và sự bổ sung tốt nhất sẽ luôn chiếm ưu thế - không phải người giỏi thuyết phục nhất hoặc được nhiều người ủng hộ nhất… Code Wins Arguments (tạm dịch: hàng động thắng lý lẽ)”.

Theo Sean Parker: Khởi nghiệp giống như ăn mảnh kính vỡ.

Biết quản lý thông tin: Nhiều CEO phớt lờ các thông tin trái chiều và cho rằng việc kinh doanh của họ đang tiến triển tốt. Điều này chỉ đúng trong thời kì mới bùng nổ các hình thức kinh doanh trên mạng. Chứng tỏ cho khách hàng thấy công ty đang phát triển tốt có thể huy động được một số vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, khi thị trường vốn liên doanh sụp đổ, nhiều công ty cũng lụi tàn theo. Chỉ những công ty nào tập trung vào các hình thức kinh doanh nghiêm túc như eBay, Priceline, và Google mới có thể sống sót.

Bạn cần phải liên tục theo dõi các thông tin để hiểu được các xu hướng của thị trường. Mặc dù không phải lúc nào các thông tin cũng rõ ràng nhưng bạn sẽ luôn theo sát được tình hình công ty.

Đừng quá rập khuôn: Việc rập khuôn thường sai lầm. Zuckerberg rất hay hỏi “tại sao” với các nhân viên của mình, đặc biệt đối với những người nói “không thể làm được”. Càng đào sâu vào nguyên nhân sẻ càng hiệu quả, vì việc này sẻ cho bạn những ý tưởng vĩ đại hoặc các hình thức đổi mới kinh doanh. Ví dụ, khi Zuckerberg nảy ra sáng kiến về việc chia sẻ hình ảnh, đây là một ý tưởng tồi. Liệu người dùng trên thế giới có cần thêm một trang web chia sẻ hình ảnh nữa không? Dĩ nhiên là không, nhưng Zuckerberg đã áp dụng sáng kiến này theo một phương thức khác, đó là dùng biểu đồ xã hội trên Facebook.

Bên cạnh đó, Zuckerberg luôn quan tâm đến các yếu tố quan trọng của vấn đề và thay đổi nói để đơn giản hóa. Điển hình là các tính năng được ưa thích nhất của Facebook bao gồm các mục như “Friends”, “Likes” và “Event”.

Theo Doanhnhanthanhdat/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.