Với nhà lãnh đạo đảng đối lập của Ấn Độ bà Sonia Gandhi thì cuộc chia tay ngôi làng nhỏ Orbassano ở phía Bắc Italia nơi bà đã sinh thành để theo chồng về Ấn Độ, rồi lên nắm quyền đảng Quốc Đại Ấn độ có lịch sử 119 năm ở Niu Đêli là một cuộc hành trình đầy ý chí, cộng thêm với tình yêu với người chồng đã qúa cố của bà Cựu thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi.

Ông là con trai của nữ Thủ tướng Ấn Độ nổi tiếng thế giới Indira Gandhi và là cháu của vị Thủ tướng đầu tiên của đất nước Ấn Độ cũng là nhà văn hoá lớn Jawajarlal Nehru. Nhà báo đồng thời là một nhà viết tiểu sử ông Rasheed Kidwai cho biết ngay sau khi ra đời ngày 9/12/1946, bà Sonia Gandhi đã được người cha của bà đắt cho bà cái tên thân yêu "Cenerentola", trong tiếng Italia có nghĩa là Cô bé Lọ Lem.


Thành thạo ba thứ tiếng, Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Pháp, bà còn là một sinh viên xuất sắc trong trường đại học danh tiếng Cambridge, bà tốt nghiệp ra trường và gặp Rajiv Gandhi. Hai người lấy nhau. Sonia Gandhi trở thành thành viên của gia đình chính trị đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 2 năm 1968. Theo nhiều người cho biết, bà đã có những năm đầu sống yên bình và hạnh phúc tại gia đình Gandhi, có những mối quan hệ gần gũi và hoà hợp với mẹ chồng và hạnh phúc bên cạnh hai đứa con, Rahul con trai và đứa con gái là Priyanka. Theo những câu chuyện truyền miệng của đảng viên đảng Quốc Đại, Indira Gandhi rất hài lòng về cô con dâu người châu Âu Sonia khi cô từ bỏ các mẫu mốt thời trang và mặc các bộ trang phục truyền thống Ấn Độ Xari khi Rajiv tham gia hoạt động chính trị và lúc người em trai của ông bị tử nạn trong vụ đâm máy bay vào năm 1980. Nhà viết tiểu sử Kidwai cho biết, Sonia đã phản đối Rajiv tham gia hoạt động chính trị và doạ sẽ ly hôn nếu ông vẫn khăng khăng như vậy. Nhưng sau đó bà đã nhượng bộ khi nhận thấy rằng mẹ chồng Indira cần sự hỗ trợ của Rajiv. Bà từ bỏ quyền công dân Italia vào năm 1983 và trở thành công dân Ấn Độ một năm sau đó.


Sau vụ ám sát Thủ tướng Indira Gandhi vào tháng 10/1984, Sonia cũng phản đối gay gắt việc Rajiv trở thành Thủ tướng nhưng cuối cùng bà cũng bị Rajiv thuyết phục. Sau khi Rajiv bị ám sát vào năm 1991, bà tham gia hoạt động chính trị, nhưng nhiều người vẫn gọi bà là "Một người khó hiểu" hoặc "Một người lãnh đạm". Trong suốt 7 năm, bà liên tục khước từ những đề cử mời bà lên lãnh đạo đảng Quốc Đại. Tháng 4/1998, bước ngoặt lớn của đảng Quốc Đại đã đến. Bà Sonia Gandhi quyết định trở thành người phụ nữ ngoại quốc thứ ba lãnh đạo đảng Quốc Đại kể từ năm 1885. Thành công đầu tiên của bà là thổi một luồng sinh khí mới vào đảng Quốc Đại một đảng từng giải phóng ấn Độ dành được độc lập khỏi chế độ thống trị của Anh năm 1947 và thiết lập được chính quyền của đảng ở 14 bang trong tổng số 28 bang của Ấn Độ.


Ở độ tuổi 57, Sonia Gandhi nhỏ nhắn, có một lợi thế về tuổi so với người đang giữ chức Thủ tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee 79 tuổi. Vấn đề sức khoẻ của vị thủ tướng này đang là chủ đề nóng hổi đối với giới nhà báo chí Mặc dù đã trở thành một phụ nữ Ấn Độ mẫu mực nhưng Sonia Gandhi vẫn không dành được sự ủng hộ của đa số cử tri bỏ phiếu vì bà xuất thân từ một quốc gia bên ngoài. Bà còn bị coi là còn thiếu những kinh nghiệm chính trị. Mặc dù có những trục trặc lúc đầu nhưng bà đã cố gắng để thể hiện khả năng của mình. Bà thường đọc các bài diễn văn của mình bằng tiếng Hindu với tư cách là nhà lãnh đạo của đảng đối lập để thu hút sự ủng hộ của các phe trong chính phủ.


Những người ủng hộ bà cho biết bà đi nhiều bang ở nhiều vùng khác nhau, thường bỏ qua các cuộc họp báo, bước ra khỏi xe, thoát khỏi vòng kiểm soát an ninh để hoà mình với người dân. Uy tín của tên tuổi Gandhi đã giúp bà phá vỡ đi được những ý kiến bất đồng và củng cố lại vị trí của bà trong rất nhiều tình huống. Giới lãnh đạo đảng Quốc Đại lúc này rất hài lòng về một Sonia Gandhi biết nghe những cố vấn nhưng bà luôn luôn là người chủ động đưa ra những quyết định cuối cùng. Cuộc bầu cử vào tháng 4 và 5 đã cho thấy những nỗ lực hết mình của bà trong việc kéo các đồng minh xích lại gần nhau tạo ra thách thức đối với đảng Bharatiya Janata.


Bà cũng bày tỏ lòng tôn kính của mình trước vô vàn các ngôi đền miếu khác, thậm chí bà còn ngâm mình dưới dòng sông Hằng vào năm 2001 với hy vọng có thể làm dịu đi những lời chỉ trích về một người đàn bà xa lạ trong chính trường Ấn Độ. Thách thức đối với Sonia Gandhi hiện nay là phải nỗ lực đưa đảng Quốc Đại nắm lại chính quyền nhưng dường như cuộc trưng cầu dân ý cho thấy những ý định này vẫn chưa tới, ít ra là trong thời điểm hiện nay.
Theo Mai Hương (HNM)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bà Sonia Gandhi lại tái cử Chủ tịch đảng Quốc đại

    Bà Sonia Gandhi lại tái cử Chủ tịch đảng Quốc đại

    28/12/2011 8:31 AM

    Ngày 3/9, bà Sonia Gandhi, 63 tuổi, đã được bầu vào cương vị Chủ tịch đảng Quốc đại cầm quyền nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp với sự nhất trí tuyệt đối.

  • Bà Sonia Gandhi trong chính trường Ấn Độ

    Bà Sonia Gandhi trong chính trường Ấn Độ

    28/12/2011 8:18 AM

    Với nhà lãnh đạo đảng đối lập của Ấn Độ bà Sonia Gandhi thì cuộc chia tay ngôi làng nhỏ Orbassano ở phía Bắc Italia nơi bà đã sinh thành để theo chồng về Ấn Độ, rồi lên nắm quyền đảng Quốc Đại Ấn độ có lịch sử 119 năm ở Niu Đêli là một cuộc hành trình đầy ý chí, cộng thêm với tình yêu với người chồng đã qúa cố của bà Cựu thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.