Theo AFP, phát biểu trong chuyến công du tới Berlin của thủ tướng Anh Theresa May ngày 20-7, thủ tướng Đức nhấn mạnh, các cuộc đàm phán về Brexit chỉ có thể bắt đầu khi nước Anh chính thức kích hoạt điều 50 trong hiệp ước Lisbon để yêu cầu rời khối.
Bà Merkel dự kiến sẽ là người đóng vai trò chính trong những cuộc đàm phán đó khi chúng diễn ra. Bà nói: "Việc nước Anh chính thức đề xuất yêu cầu rời khối với một quan điểm rất rõ ràng sẽ có lợi với tất cả chúng ta".
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị thủ tướng kể từ khi nhậm chức, bà May khẳng định nước Anh sẽ không chính thức yêu cầu rời EU cho tới trước cuối năm nay để có thể lên một bản "kế hoạch ra đi đúng đắn và trật tự".
Bà May nói: "Chúng tôi sẽ không kích hoạt điều 50 cho tới khi nào các mục tiêu của chúng tôi đã rõ ràng, đó là lý do vì sao tôi đã nói là điều này sẽ không thể xảy ra cho tới trước cuối năm nay".
Bà May lặp lại quan điểm yêu cầu các nước cần kiên nhẫn trong thời gian chính phủ của bà lên kế hoạch cho việc chấm dứt "cuộc hôn nhân 43 năm" với EU. Một số nước trong khối hối thúc Anh rời EU càng sớm càng tốt.
Bà Merkel nói: "Không ai muốn những điều không chắc chắn, nước Anh không muốn và các nước thành viên khác của EU cũng vậy".
Thủ tướng Đức cũng nói thêm: "Nếu chúng ta nhìn vào tất cả những vấn đề và thách thức đang đặt ra, việc có nước Anh là đối tác là điều quan trọng nhất và chúng tôi sẽ làm như vậy, sau đó mới thỏa thuận về việc ra đi của Anh".
Những vướng mắc chính trong các đàm phán Brexit chính là quyền tự do được sống và làm việc tại các nước trong EU của mọi công dân thuộc Liên minh châu Âu.
Bà Merkel cảnh báo nước Anh sẽ không thể được quyền tiếp cận thị trường chung của khối trong khi vẫn hạn chế quyền tự do di cư tới Anh của các công dân EU.








-
Bà Merkel chấp nhận việc Anh trì hoãn thủ tục rời EU
21/07/2016 9:56 AMThủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, vì lợi ích của tất cả các bên, nước Anh cần có một quan điểm rõ ràng trước khi bắt đầu cuộc thương lượng rời EU.
-
Anh rời EU sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Pháp giảm
09/07/2016 7:03 PMQuốc vụ khanh phụ trách Ngân sách của Pháp, Christian Eckert ngày 7/7 cho biết việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, có thể làm giảm tỷ lệ tăng trưởng Pháp từ 0,1 đến 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Anh rời EU: Tiêu cực đến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU?
28/06/2016 8:17 AMTheo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Anh rời EU hiện chưa tác động ngay đến Việt Nam, nhưng cần đề phòng tác động tiêu cực trong trung hạn và dài hạn.
-
Ngành nào ở Việt Nam sẽ chịu "đòn đau" nhất khi Anh rời EU?
24/06/2016 9:25 PMThị trường Anh chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, song với mức tăng trưởng 17%/năm thì nhiều ngành hàng thế mạnh có thể sẽ phải chịu "đòn đau" khi Anh rời EU.