Trạng thái ngoại hối tại ngày 21/11/2010 là âm 355 triệu USD nhưng đến chiều 2/12/2010 chỉ còn âm 94 triệu USD. Điều này cho thấy, trạng thái ngoại ngoại hối của nước ta đang dần được cải thiện và có chiều hướng tốt lên.

Thống đốc Ngân hành Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã công bố số liệu này tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 2/12/2010.

Bên cạnh đó, Thống đốc cũng cho biết, chiều ngày 2/12/2010 Bộ trưởng Bộ Công thương cùng các Bộ ngành khác đã họp về vấn đề xăng dầu. Nếu đạt được thỏa thuận với Bộ Công thương về vấn đề nhập xăng dầu thì chắc chắn ngoại tệ sang tuần sẽ được cải thiện, cung ngoại tệ sẽ mạnh mẽ hơn nhằm ổn định vấn đề tỷ giá hiện nay.

Thống đốc cho biết, hiện nay có nước ta đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, sẽ xem xét sản phẩm nào có thể sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu tránh nhẩm khẩu nhằm giải quyết cầu ngoại tệ hiện nay, vì hàng xăng dầu là mặt hàng có cầu ngoại tệ lớn nhất hiện nay.

Thứ nhất, vấn đề cụ thể thị trường ngoại hối tùy thuộc vào kinh tế vĩ mô đặc biệt là chính sách tài khóa, tiền tệ, nhập siêu, các luồng vốn như kiều hối, FDI,…

Năm ngoái với tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu tực của nền kinh tế thế giới. Cán cấn thanh toán thâm hụt 8,8 tỷ USD. Năm nay, dự kiến cán cân thanh toán đầu năm thâm hụt khoảng 4 tỷ USD.

Chính những kết quả khá tốt này đã tạo sự hẫu thuẫn tốt, cùng với giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa xa xỉ đã phần nào bình ổn được vấn đề ngoại hối hiện nay.

Vốn FDI đăng ký có thấp hơn so với cùng kỳ nhưng vốn giải ngân tốt hơn gần 10 tỷ USD 11 tháng tăng 9,9%, ODA tăng, FII năm nay tăng 712 triệu USD.

Các kết quả tốt đó đã cải thiện được dự trữ ngoại hối hiện nay, góp phầm giảm thiểu căng thẳng về ngoại tệ.

“Chắc chắn, trong thời gian tới nguồn cung ngoại tệ sẽ được cải thiện mạnh mẽ,” Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định.

Giải thích về lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức cao, Thống đốc giải thích để điều hành bình ổn thị trường, chính sách tiền tệ chọn giải pháp nâng lãi suất là nhằm hút tiền về, hướng tới giải pháp tiết kiệm chi, giảm cầu đầu tư, cắt giảm một số dự án. Song đây chỉ là công cụ chính sách sử dụng trong ngắn hạn từ 3 tháng đến 5 tháng.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp.

Đặc biệt là nhập siêu đã thấp hơn so với mức dự báo, với mức nhập siêu tháng 11 là 1,25 tỷ USD. và tổng mức 11 tháng đầu năm ước khoảng 10,7 tỷ USD.

Trong khi đó tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 6,45 tỷ USD, lũy kế 11 tháng đạt gần 64,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2009 và gấp hơn 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.

Về tình hình thị trường trong nước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2010 đã tăng 1,86% so với tháng trước, dẫn đầu là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. So với tháng 12/2009, CPI tháng 11/2010 tăng 9,58%.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng đã thông báo về chỉ đạo của Thủ tướng cho biết, hiện nay tình hình kinh tế vĩ mô đã có chiều hướng phát triển tốt.

Chính phủ đang thực hiện chủ trương bình ổn giá không để tăng quá cao trong điều kiện thế giới biến động phức tạp, đặc biệt là lạm phát của Trung Quốc.

Kiểm soát giá nhất là tại các đô thị lớn, đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ sản xuất, chuẩn bị đủ nguồn hàng hóa đặc biệt là những hàng hóa thiết yếu đảm bảo đời sống an sinh xã hội.

Tổ chức tốt hệ thống bán lẻ, chống đầu cơ tích trữ hàng hóa lương thực, dự trữ cần thiết đảm bảo nhu cầu, kể cả nhu cầu Tết .

Đẩy mạnh xuất khẩu kiểm soát nhập khẩu, để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết.

Cafeland.vn - Theo Đức Trung (Tamnhin.net)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland