Hãng Bloomberg dẫn lời nhà kinh tế học của JP Morgan Chase tại Singapore ông Matt Hildebrandt cho rằng các chính sách đã gây ra lo ngại về lạm phát sẽ tăng cao cũng như sự mất giá của Việt Nam đồng.

"Sự thiếu độc lập và độ tin cậy cũng như chính sách tiền tệ “không rõ ràng” đã làm cho lạm phát tăng cao tại Việt Nam” - JPMorgan Chase & Co nhận định.

Giá tiêu dùng đã tăng 11,09% trong tháng 11 so với một năm trước đó, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2009. Tuần trước, chính phủ cho biết sẽ thực hiện một số biên pháp nhằm kiểm soát sự tăng giá, đặc biệt khi dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần.

Ông Hildebrandt cũng nhận định chính sách tiền tệ của Việt Nam có “tính minh bạch và tín nhiệm rất thấp”. Ngày 18/8, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá tham chiếu Việt Nam đồng, tăng 2% lên 18.932 VNĐ/USD, đây là lần điều chỉnh khiến tiền đồng mất giá lần thứ 3 trong năm qua.

Theo đánh giá của ông Hildebrandt, chu kỳ lạm phát của Việt Nam là không hợp lý, một phần bởi lịch sử tăng giá nhanh chóng cho thấy kỳ vọng lạm phát chưa bao giờ được “neo giữ đúng mức”. Trước đây, sự tăng giá tiêu dùng đã đạt đỉnh khoảng 500% trong những năm 1980.

Các công cụ chính sách phân hóa, thiếu hiệu quả và khó kiểm soát cũng là những yếu tố đóng góp vào tình hình hiện nay.

“Lãi suất cơ bản là công cụ chính sách chủ yếu trong năm 2008 và đầu 2009, nhưng ít được sử dụng gần đây” - ông Hildebrandt cho hay - “Chính sách hiện nay có nhiều sự phụ thuộc vào biện pháp tác động tâm lý, quy định và quản lý hành chính”.

Việt Nam có một “Cơ chế điều hành tiền tệ yếu. Kết quả là Việt Nam phải hứng chịu lạm phát cao hơn, biến động giá lớn, chi phí giao dịch tăng cao, phân bổ tín dụng không hợp lý, kém minh bạch và bất ổn cao hơn” - ông Hildebrandt nhận định.

Cafeland.vn - Theo Bloomberg/DDDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland