Một góc Đại lộ Thăng Long.
Theo quy hoạch, tuyến đường có chiều dài khoảng 6,7 km, điểm đầu kết nối với nút giao hoa thị giữa Đại lộ Thăng Long với đường Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất. Điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình tại vị trí giao với đường làng Văn Hóa, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, có mặt cắt ngang 120-180m.
Trên tuyến có 4 công trình cầu (vượt sông, đường ngang) và 5 công trình hầm (1 hầm chui trực thông dọc tuyến chính phục vụ thành phần đường cao tốc và 4 hầm chui dân sinh ngang đường). Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.200 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và trung ương hỗ trợ.
Được biết, Đại lộ Thăng Long hiện hữu có chiều dài khoảng 30km, bắt đầu từ nút giao Trung Hòa - ngã tư giao cắt với đường Vành đai 3 và đường Trần Duy Hưng và kết thúc tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 21.
Dự án hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ tháng 10/2010 với quy mô 6 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên.
Còn đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có chiều dài khoảng 26km, bắt đầu từ điểm tách đường Hòa Lạc - Làng Văn hóa dân tộc Việt Nam và kết tại xã Trung Minh, TP.Hòa Bình. Dự án đã hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác từ tháng 10/2018 với quy mô 2 làn xe cơ giới, vận tốc 80 km/giờ.
Việc đầu tư xây dựng Đại lộ Thăng Long đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ giúp thông suốt tuyến cao tốc từ Hà Nội đi Hòa Bình.
-
Hà Nội đầu tư 2.300 tỉ đồng xây nút giao Vành đai 3,5 với đại lộ Thăng Long
Công trình được UBND TP. Hà Nội phê duyệt bao gồm các nhánh kết hợp hầm trực thông dài 975m chui qua Đại lộ Thăng Long, tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.384 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố.
-
Hà Nội duyệt chỉ giới đỏ nút giao Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long
UBND TP.Hà Nội mới đây đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long, đoạn qua huyện Hoài Đức, tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng lập. Đây là nút giao liên thông khác mức dạng hoa thị hoàn chỉnh.








-
Hà Nội dự kiến có “phường đặc biệt” sau sắp xếp
Hà Nội dự kiến thành lập đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành.
-
Gần 1,7 triệu thửa đất tại Hà Nội đã được cấp sổ
Hà Nội đang tiến rất gần mục tiêu hoàn tất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.
-
Hà Nội có thêm cụm công nghiệp mới gần 250 tỷ đồng
UBND TP. Hà Nội vừa chính thức ban hành Quyết định số 2204 ngày 25/4, phê duyệt thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá, giai đoạn 1 tại huyện Thạch Thất, với tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành mô hình sản xuất làng nghề xanh, sạ...