Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44.
Theo chương trình, Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong thời gian 9 ngày, chia thành 02 đợt. Trong đó, đợt 1 (3,5 ngày): từ ngày 14/4 đến ngày 17/4 (nghỉ họp sáng ngày 16/4) và dự phòng từ 18 - 21/4/2025; Đợt 2 (5,5 ngày): từ ngày 22 đến sáng ngày 28/4.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Quốc hội
Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên họp tập trung giải quyết khối lượng công việc rất lớn, có những buổi có thể phải làm đêm nếu Chính phủ trình kịp Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của một số tỉnh.
"Trung ương đã thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giảm khoảng 60-70%. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính xã, chúng ta sẽ sắp xếp cụ thể. Sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có số lượng cụ thể toàn quốc bao nhiêu xã được sắp xếp", Chủ tịch Quốc hội nói.
Đặc biệt, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
“Việc sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ đặc biệt hệ trọng với khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo Kết luận số 126, 127 của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bên cạnh những nội dung chính thức đã được đưa vào chương trình, còn rất nhiều nội dung trong chương trình dự phòng cần xem xét để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tháo gỡ các "điểm nghẽn" để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ 9 là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan đang rất nỗ lực triển khai các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực để chủ động ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ với Việt Nam.
“Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và phát triển kinh tế, như liên quan đến các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ”, ông Mẫn khẳng định.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ 9 là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, theo chương trình kỳ họp đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội thì Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 30 luật và 07 nghị quyết, cho ý kiến 06 dự án luật, chưa kể rất nhiều các luật, nghị quyết khác đang được Chính phủ, các cơ quan tiếp tục đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp. Một số dự án luật vẫn thực hiện theo quy trình cũ theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trong khi nhiều dự án luật sẽ thực hiện theo quy trình lập pháp mới theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan cần lưu ý, bám sát quy định của pháp luật để triển khai công việc.
“Dù việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật thuộc trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay của cơ quan trình thì cơ quan soạn thảo và các cơ quan thẩm tra đều cần phải phối hợp thật chặt chẽ, rà soát kỹ lưỡng, trao đổi trên tinh thần xây dựng, cố gắng đạt sự đồng thuận cao đối với các nội dung lớn trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phải hoàn thành việc xem xét, thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã. Đồng thời, cho ý kiến để trình Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và hoàn thành các nội dung theo Chương trình công tác Quý 2 đã được ban hành.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khối lượng công việc là rất lớn, đang gây quá tải cho cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Do đó đề nghị đối với những nội dung chưa gấp, không liên quan đến sắp xếp bộ máy, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo, Chính phủ cân nhắc chưa bổ sung vào Kỳ họp này hoặc phải chuẩn bị hoàn thiện thật kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng mới đề nghị bổ sung.
”Đây là giai đoạn “nước rút” để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, do phiên họp kết thúc sát ngày khai mạc Kỳ họp nên ngay sau khi kết thúc mỗi nội dung, các cơ quan cần khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện, bám sát định hướng của Hội nghị Trung ương 11, kịp thời gửi đến các vị đại biểu Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
-
Bộ Chính trị họp và giải trình ý kiến Trung ương về sáp nhập tỉnh
Chiều 11/4, Bộ Chính trị họp và giải trình ý kiến Trung ương về các nội dung liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 11 họp bàn việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, giảm một nửa số xã
Sáng ngày 10/4/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc, tập trung thảo luận về việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
-
Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6
Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ trước 1/5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án. Trước 30/5, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6.








-
Thị trường bất động sản tại tỉnh lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập có gì đặc biệt?
Theo Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án), ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ được hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng (mớ...
-
Tên gọi đơn vị hành chính được đặt thế nào sau sáp nhập?
Quyết định 759/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp được ban hành ngày 14/4/2025....
-
Thống nhất các bước triển khai hợp nhất 3 tỉnh
Chiều 14/4, tại trụ sở Tỉnh uỷ Phú Thọ, lãnh đạo 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã có cuộc họp quan trọng, thống nhất các bước triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư – mở ra một chương mới trong...