Tương lai, ngoại thành Hà Nội sẽ có 8 khu ĐH tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên và Chúc Sơn. Những khu ĐH tập trung sẽ được xây dựng theo mô hình nào đang là mối quan tâm của lãnh đạo các trường ĐH.
Ba mô hình

Ông Trần Thanh Bình. Ảnh: Kiều Oanh
"Mỗi một trường ĐH theo bố trí cơ cấu hiện đại bao giờ cũng phải tuân theo sự phân khu chức năng chặt chẽ gồm các khu chức năng: Học tập, các trung tâm (hiệu bộ, hành chính, văn hóa, thông tin, thư viện); khu ở, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, nghỉ ngơi".

Hơn 30 làm nghiên cứu thiết kế trường học - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học (Bộ GD và ĐT) kiến trúc sư, tiến sĩ Trần Thanh Bình đúc rút.


Các khu chức năng tùy theo quy mô và mô hình tổ chức có các sơ đồ phân khu chức năng của ĐH đơn ngành, ĐH đa ngành, ĐH vùng và ĐH quốc gia.


Do đó, về lý thuyết và thực tiễn ứng dụng, khu ĐH tập trung bao gồm 3 mô hình sau:


Thứ nhất
là tập hợp các trường độc lập được xếp cạnh nhau trong cùng một khu đất, đóng vai trò là một khu chức năng chuyên ngành của thành phố.

Mô hình này chú trọng việc ưu tiên các liên hệ nội tạng của từng trường, có đề ra hướng đảm bảo sự độc lập tối đa cho từng trường. Do đó, khu ĐH trong trường hợp này chỉ dừng ở phạm vi là một đơn vị đô thị bình thường có những trung tâm dịch vụ và văn hóa phục vụ cho những đơn vị đô thị nhất định. Chính vì vậy mà những ưu việt của tính chất khu không được phát huy.


Mô hình thứ hai
là xây dựng một ĐH có quy mô lớn bao gồm các trường, khoa thành viên, có một sự quản lý nội tại chặt chẽ như một đơn vị đô thị độc lập với thành phố.

Mô hình này chú trọng tới việc tổ chức các khu chức năng chung, nhằm sử dụng đến tối đa các công trình của tất cả các khu chức năng. Và mô hình này chỉ thật sự chứng minh được tính ưu việt của nó khi con số sinh viên và tính chất cũng như số lượng trường thành viên trong khu có giới hạn.


Vấn đề của mô hình này là giới hạn số sinh viên trong Khu ĐH (trong thực tế, mô hình này thích hợp với các Đại học vùng, Đại học quốc gia).


Mô hình thứ ba
là liên hợp các trường ĐH, CĐ độc lập về cơ sở đào tạo nhưng lại có cơ sở, trung tâm dùng chung khác (thư viên - thông tin thư viện, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, khu ở và dịch vụ).

alt

Thư viện Tạ Quang Bửu của ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Bình phân tích, mô hình này thực tế đã xuất phát từ cơ cấu chức năng của từng trường thành viên, trong đó giữ lại cho từng trường tính đặc thù được thể hiện rõ nhất trong khu chức năng cơ bản khu học tập. Còn lại, các khu chức năng khác ít nhiều mang những nhiệm vụ giống nhau nên có khả năng tạo thành những khu chức năng chung.

Đây chính là mô hình liên kết sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tiền đề cho các mô hình liên thông trong đào tạo và sử dụng chuyên gia, đội ngũ giáo sư, xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai và công trình, nhằm phát huy hiệu quả cơ sở đào tạo và nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực trong khu vực.


Đặc biệt, việc sử dụng liên thông giữa các trường trong khu cho phép tiết kiệm khoảng gần 30% diện tích đất.


Như vậy nếu được lựa chọn, khu ĐH tập trung được tổ chức như một Đô thị đặc thù (tính chất cư dân, quan hệ xã hội, cơ cấu chức năng, mật độ xây dựng...) là một tổ hợp kiến trúc đa chức năng (học tập, nghiên cứu, sản xuất, thực hành, sinh hoạt, nghỉ ngơi, dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao).


Chọn mô hình "ba chung"?


Ông Bình nêu trên kinh nghiệm thực tiễn, các nước đều hướng đến xây dựng khu ĐH tập trung theo mô hình thứ ba để làm sao khai thác được 3 nguồn tài nguyên quan trọng nhất của trường Đại học : đất đai, cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật và con người.


Tức là "anh" phải tận dụng, đảm bảo xu hướng quốc tế - trường ĐH được thiết kế theo xu hướng mở để các trường có điều kiện giao lưu. Khi nhiều trường tập trung trên một khu đất thì tiêu chuẩn/ đầu sinh viên cũng hạ xuống.


Khi đã các trường đã cụm hóa lại được thì người thầy giỏi đi từ trường này sang trường khác có thể tận dụng được rất nhiều...


alt
Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội nằm trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có diện tích khá chật hẹp. Ảnh: Lê Anh Dũng

Về cơ bản, khu ĐH tập trung hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành các tổ hợp các trường ĐH, CĐ của 2, 3 hoặc nhiều trường, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới; các trường di dời toàn bộ hoặc di dời một phần từ nội thành ra;

Theo đó, khu ĐH tập trung dự kiến sẽ được quy hoạch theo hướng "ba chung": Khu sử dụng chung bao gồm các công trình phục vụ cho hoạt động đào tạo -nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các trường trong khu ĐH (trung tâm điều hành; trung tâm thư viện, thông tin lưu trữ, phòng thí nghiệm trọng điểm...). Mỗi trường sẽ có khu học tập riêng.


Khu thể dục thể thao phục vụ cho các trường trong khu ĐH gồm sân vận động, nhà thi đấu bể bơi...Và các khu nội trú sinh viên, nhà công vụ, dịch vụ công cộng... của khu ĐH tập trung sẽ được đưa vào dùng chung.


Ba năm trở lại đây, đã có những đề xuất thể nghiệm các mô hình khu ĐH tập trung bao gồm nhiều trường ĐH hoặc CĐ, trong đó có tổ chức những phần tử chung đa phương và song phương bên cạnh những phần tử riêng có quy mô khác nhau.


Đó là các khu ĐH đã triển khai quy hoạch và bắt đầu xây dụng ở quy mô nhỏ như Sài Gòn - Long An (180 ha); Kinh Bắc (gần 200 ha), chủ yếu dành cho các ĐH ngoài công lập; Khu ĐH Phố Hiến (Hưng Yên) quy mô 1.000 ha mới được phê duyệt chủ trương...ông Bình cho biết.

tag: CafeLand, quy hoach truong dai hoc theo 3 chung
Cafeland.vn - Theo Vietnamnet
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland