Đô thị Việt Nam đang ngày càng phát triển với quy mô lớn, bộ mặt kiến trúc đô thị bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, trong sự phát triển một cách nhanh chóng này đã thể hiện không ít bất cập về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, gây tác động xấu tới môi trường sống.
Trong tiến trình phát triển đô thị, không chỉ số lượng nhà ở tăng mạnh mà nhiều công trình văn hóa - xã hội, phục vụ đời sống dân sinh cũng đã được đầu tư. Ở một số TP như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… đã hình thành các khu đô thị mới (KĐTM) khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, không phải KĐTM nào cũng được đầu tư một hệ thống cấp nước, thoát nước đồng bộ, hiện đại, tương xứng với kiến trúc quy hoạch xung quanh.

Theo các chuyên gia quy hoạch nhận định, việc thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các khu nhà với hạ tầng kỹ thuật xung quanh là do đầu tư quá nhiều vào việc mở đường sá, chuẩn bị mặt bằng phát triển, chủ đầu tư xây dựng các KĐTM chưa quan tâm đến vấn đề đầu tư hệ thống nước sinh hoạt, nước thải; các chủ đầu tư quá vì mục đích lợi nhuận trước mắt nên chỉ xây dựng nhà ở để bán, để có chỗ cho dân tái định cư trong khi các công trình công cộng, dịch vụ như: Y tế, giáo dục, cấp thoát nước… bị xem nhẹ. Tình trạng ngập úng, thiếu nước sinh hoạt là vấn đề gây rất nhiều bức xúc và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân tại đây. Lấy ví dụ, KĐTM tái định cư Nam Trung Yên nằm trên địa bàn các phường: Yên Hòa, Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Thực hiện chủ trương của TP về GPMB làm đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa, từ tháng 12/2005 đã có 480 hộ dân (gần 2.500 nhân khẩu) ở đây về KĐTM tái định cư Nam Trung Yên thuộc các khu nhà B3, A, B, C và B3, D. Mục tiêu dự án là xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của hơn 10 nghìn người dân, phục vụ công tác di dân, GPMB các dự án trọng điểm phát triển đô thị trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, điều kiện sinh hoạt tại nơi ở mới chưa được đảm bảo, nhiều hạng mục công trình xuống cấp, không đồng bộ. Các hộ dân phải đến nơi ở mới khi các công trình xây dựng đang thi công, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi gió bụi, tập kết vật liệu xây dựng, chiếm hết đường nội bộ. Hệ thống cấp nước không tốt dẫn đến mất nước nhiều ngày. Toàn bộ các đường thoát nước đều bị bịt kín, hoặc chưa được đấu nối dẫn đến hiện tượng nước thải tự thẩm thấu, nhưng do không ngấm kịp nên đã tràn ra ngoài, vào nhà dân, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Hiện tại, KĐTM Nam Trung Yên đã xây dựng lại hệ thống kênh, mương thoát nước xung quanh các dãy nhà, đường dẫn vào các khu nhà được cải thiện đáng kể, khang trang, sạch đẹp. Hệ thống cấp nước đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân.

“Hệ thống cấp thoát nước ở Hà Nội nói chung và ở nhiều KĐT nói riêng đều là chắp vá giữa khu cũ và khu mới, giữa lạc hậu và hiện đại... khiến chất lượng không đảm bảo vệ sinh” - GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết.

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, để xây dựng các chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững đạt hiệu quả cao trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - văn hóa - môi trường. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng mới hoàn toàn hệ thống giao thông theo quy hoạch thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp tính chất chức năng và điều kiện đặc thù của các đô thị, đảm bảo liên hệ nhanh với đô thị trung tâm và các đô thị khác; xây dựng các trạm bơm tăng áp cấp nước cho các đô thị, đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân. Đối với các đô thị cũ, sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, thu gom xử lý tại các trạm xử lý nước thải tập trung. Đối với KĐTM, xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng và thu gom xử lý tập trung… Chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam.

Tag: bat dong san, dia oc, mua ban nha dat, can ban nha, can mua nha, can ban biet thu, can mua biet thu,khu do thi, ha tang

Cafeland.vn - Theo Báo Xây Dựng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland