Hình minh họa
Trả lời:
Theo quy định hiện hành, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là việc tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc có hành vi chiếm diện tích đất của người khác.
Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất đai
Theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai hiện hành, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, người bị lấn chiếm giải quyết như sau:
- Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm; hoặc
- Gửi đơn lên UBND cấp xã để tiến hành hòa giải nếu không thể tự hòa giải.
- Người có đất bị lấn chiếm khởi kiện đến Tòa án theo quy định trong trường hợp các bên hòa giải không thành.
Cụ thể:
1. Thương lượng, hòa giải đòi lại phần diện tích đất bị lấn chiếm:
Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trước tiên người bị lấn chiếm đất có thể thương lượng, tự hòa giải để giải quyết vụ việc.
Trường hợp hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận có thể làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải (căn cứ theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013). Trong đó:
+ Trách nhiệm tổ chức hòa giải: Thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
+ Thời hạn giải quyết: Tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
2. Sau khi tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã:
- Nếu hòa giải thành: Thực hiện theo kết quả hòa giải. Trường hợp lấy lại được đất bị lấn chiếm và có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới.
Nếu hòa giải không thành: Người bị lấn chiếm đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết (theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013).
3. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp:
Trong trường hợp các bên tranh chấp có Sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
- Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân.
- Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…)
Trường hợp đất không có Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
- Đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.
Theo đó, trường hợp giải quyết tại UBND, thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.
-
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
CafeLand – Tranh chấp đất đai thường là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đai là UNBD cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân. Tại cấp cơ sở, UBND có trách nhiệm hòa giải khi xảy ra tranh chấp mà các bên không tự hòa giải được.
-
Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai
Với các hành vi lấn chiếm đất đai của người khác sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tái phạm. Vậy, quy định cụ thể về mức xử phạt với hành vi lấn chiếm đất đai thế nào?...
-
Suýt bán căn hộ mới mua vì mâu thuẫn gia đình
Sau 5 năm chật vật thuê trọ, vợ chồng tôi vừa mua được một căn hộ nhỏ tại TP.HCM, nhưng rồi suýt phải vội bán vì mâu thuẫn gia đình.
-
Góp 200 triệu mua nhà, con dâu đòi đứng tên sổ đỏ
Góp 200 triệu đồng để cùng bố tôi mua suất chung cư 1,7 tỉ đồng dành cho cán bộ công tác trong ngành, vợ tôi nhất quyết đòi đứng tên sổ đỏ.