Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Thứ nhất, các đối tượng đượchưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại Khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Thứ hai, điều kiện để được mua nhà ở xã hội:
Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 thì điều kiện mua nhà ở xã hội được quy định tại Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước của Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2014.
- Chưa có nhà thuộc sở hữu của mình hoặc đang có nhà thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người hoặc là nhà tạm bợ, hư hỏng, dột nát chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà, đất dưới mọi hình thức.
- Trường hợp mua nhà phải có hộ khẩu thường trú hay đăng ký tạm trú nhưng đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án phát triển căn hộ – nhà ở xã hội.
- Trường hợp thuê mua nhà phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà và giá trị còn lại theo như Hợp đồng đã ký kết.
- Người thu nhập thấp chính là người không thuộc diện nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định thuế thu nhập cá nhân; người thuộc hộ gia đình nghèo là đối tượng nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ. Đối tượng bảo trợ xã hội cũng phải có xác nhận của UBND phường hay thị trấn nơi mình cư trú. Học sinh, sinh viên chỉ được cho thuê.
Xem thêm Video: Để xây dựng hơn 10.000 căn nhà ở xã hội, TP.HCM cần những gì?
-
Năm 2020: TPHCM có thêm 4.758 căn nhà ở xã hội
TPHCM đang thi công xây dựng 5 dự án nhà ở xã hội với quy mô 4.758 căn hộ, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
-
Tin vui cho người lao động thu nhập thấp tại Hà Nội
UBND Hà Nội vừa phê duyệt cập nhật danh mục 72 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 4). Trong đó, thành phố bổ sung thêm 8 dự án nhà ở xã hội, tương đương gần 1.600 căn.
-
145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội không tính vào room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo 9 ngân hàng triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội với hạn mức 145.000 tỷ, không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm và áp dụng đến năm 2030.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....