05/07/2011 4:23 AM
Trước giải phóng, ông cố tôi có thuê đất của người khác để canh tác. Sau khi ông cố mất, bà nội tôi tiếp tục thuê đất đó cho đến khi qua đời vào năm 1986.

Lúc ấy, do chỉ có ba tôi ở chung với bà nội nên ba tôi tiếp tục canh tác. Năm 1995, UBND huyện cấp giấy đỏ cho hộ của tôi (gồm có ba mẹ tôi và bốn người con). Nay hai cô của tôi (con của bà nội) yêu cầu chia thừa kế đất của bà nội để lại. Pháp luật xử lý việc này như thế nào?

Chung Quang (cqtoan@...)

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO trả lời: Theo Nghị quyết số 02 ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy đỏ theo Luật Đất đai năm 1987, 1993, 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

Như vậy, với việc hộ của bạn trực tiếp canh tác và được cấp giấy đỏ vào năm 1995 (khi bà nội của bạn chết vào năm 1986 thì bà không được cấp giấy đỏ), đất đó không được xác định là di sản của bà nội bạn. Nay nếu có tranh chấp quyền sử dụng đất, hai cô của bạn có thể nộp đơn đến UBND cấp xã để được hòa giải và sau nữa là khởi kiện ra TAND cấp huyện nơi có đất để được xem xét, giải quyết.

Theo Pháp Luật TP
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.