Tuy nhiên, người phụ trách dịch vụ giấy tờ cho biết: “Bản sao y sổ đỏ được nộp phải còn thời hạn hiệu lực trong vòng 6 tháng. Nếu bản sao y đã quá 6 tháng kể từ ngày chứng thực thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể sẽ không chấp nhận và yêu cầu phải nộp bản sao y mới”.
Tôi khá băn khoăn trước yêu cầu này vì cho rằng việc giới hạn thời gian hiệu lực của bản sao y sổ đỏ trong vòng 6 tháng là không hợp lý, nhất là khi nội dung của sổ đỏ vốn dĩ không thay đổi thường xuyên và giá trị pháp lý của bản sao y vẫn được đảm bảo nếu không có sửa đổi, cập nhật nào sau thời điểm sao y.
Xin hỏi, có quy định nào bắt buộc bản sao y sổ đỏ phải có thời hạn trong vòng 6 tháng hay không? Nếu không có căn cứ pháp luật cụ thể, việc các đơn vị yêu cầu như vậy có đúng quy định không? (bạn đọc Như Nguyệt)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn như sau:
Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào đề cập đến thời hạn của bản sao y giấy tờ nói chung và sổ đỏ nói riêng.
Tuy nhiên, thực tiễn bản sao y giấy tờ có thể chia thành hai loại (bản sao y có giá trị vô hạn và bản sao y có giá trị hữu hạn). Cụ thể như sau:
- Bản sao y có giá trị vô hạn: Bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh, bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học, sổ đỏ... có giá trị vô hạn (vì bản gốc của các giấy tờ này có giá trị vô hạn), trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi hoặc hủy bỏ.
- Bản sao y có giá trị hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ chứng minh nhân dân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,… có giá trị hữu hạn (vì bản gốc của các giấy tờ này có giá trị hữu hạn) và có giá trị sử dụng trong thời gian bản gốc còn hạn sử dụng.
Do đó, việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không chấp nhận bản sao y sổ đỏ quá 6 tháng là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân. Trong trường hợp này, người dân cần phải yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức từ chối tiếp nhận hồ sơ trả lời lý do từ chối bằng văn bản để có cơ sở thực hiện việc khiếu nại sau này.
Lưu ý: Về giá trị pháp lý của bản sao y được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-
'Xuống tiền' đặt cọc mua đất khi chưa có sổ đỏ, có lấy được lại tiền?
Sau khi đặt cọc mua mảnh đất chưa có sổ đỏ, anh Hùng luôn trong tình trạng lo lắng. Mỗi lần nghĩ đến khoản tiền dành dụm cả đời có nguy cơ "bốc hơi", anh lại trằn trọc, không yên giấc.
-
Xử lý thế nào khi phát hiện sổ đỏ cấp sai vị trí đất?
Nhiều người dân thắc mắc, không biết xử lý thế nào khi phát hiện sổ đỏ đã cấp của gia đình bị sai vị trí đất.
-
Quy định mới về sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh người dân cần biết
Sáp nhập tỉnh, xã sẽ làm thay đổi địa giới hành chính, tên gọi, địa chỉ. Nhiều người thắc mắc, khi đó địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ) sẽ thay đổi thì sổ đỏ có còn giá trị pháp lý? Người dân có bắt buộc phải đính chính thông tin trên sổ đỏ?







