Cuối năm 2018, anh Linh có mua một lô đất tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với giá 850 triệu đồng (trả trước 680 triệu đồng, phần tiền còn lại sẽ trả khi có sổ đỏ); trong hợp đồng, chủ đầu tư cam kết từ 12 đến 18 tháng sẽ ra được sổ đỏ, nếu đến hạn mà không ra được sổ đỏ thì chủ đầu tư sẽ trả lại số tiền đã nhận của khách hàng cùng với lãi suất 10%/năm.
Anh Linh chia sẻ thêm, đến nay đã quá thời hạn 18 tháng nhưng vẫn chưa có sổ đỏ, giờ giá đất trên thị trường tăng cao nếu lấy lại 680 triệu đồng tiền gốc và lãi phạt 10%/năm thì cũng không mua được lô đất tương đương; bởi vậy, anh Linh chỉ biết yêu cầu chủ đầu tư sớm làm thủ tục để ra sổ đỏ cho mình, và giờ anh Linh chỉ biết chờ đợi.
Tương tự trường hợp trên, giữa năm 2019, anh Sơn có mua một lô đất tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh với giá 1,2 tỷ đồng (trả trước 960 triệu đồng, phần tiền còn lại sẽ trả khi có sổ đỏ) của một công ty bất động sản; trong hợp đồng, công ty cam kết chậm nhất 15 tháng sẽ ra được sổ đỏ, nếu đến hạn mà không ra được sổ đỏ thì công ty sẽ trả lại số tiền đã nhận của khách hàng cùng với lãi suất 11%/năm. Đến nay, gần đến thời hạn 15 tháng nhưng anh Sơn cũng chưa có được sổ đỏ và đang lo lắng.
Trao đổi với Cafeland, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc mua đất chờ ra sổ đỏ, công ty bất động sản cam kết với khách hàng là sau 12 đến 18 tháng sẽ có sổ đỏ, nếu không có sổ đỏ thì hoàn trả lại tiền và khoản lãi suất từ 8 đến 12% không còn là chuyện xa lạ mà diễn ra phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều khách hàng bị rơi vào “cái bẫy” của các công ty bất động sản là cam kết sẽ ra được sổ đỏ, nếu trễ hạn phải chịu thêm một khoản lãi suất từ 8 đến 12% nên quyết định mua ngay vì nghĩ đó là điều chắc chắn, an toàn mà không lường trước sự rủi ro khi mua đất chưa có sổ đỏ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc mua đất khi chưa có sổ đỏ như trên được diễn ra dưới hình thức hợp đồng viết tay giữa công ty bất động sản với khách hàng, không được công chứng. Do đó, giao dịch này không được pháp luật thừa nhận nên rủi ro thuộc về khách hàng là rất lớn.
Thứ hai, trong trường hợp công ty bất động sản không ra được sổ đỏ như họ đã cam kết, họ trả lại tiền gốc và lãi suất cho khách hàng; lúc này giá đất trên thị trường đã tăng cao, với số tiền mà công ty bất động sản trả lại thì khách hàng không mua được lô đất tương đương. Như vậy, rõ ràng đây là thiệt hại về mặt tài chính cho khách hàng, còn công ty bất động sản chiếm dụng được nguồn vốn trong thời gian dài với lãi suất thấp.
Thứ ba, cũng có thể xảy ra trường hợp công ty bất động sản ra được sổ đỏ cho khách hàng nhưng giá đất thực tế đã tăng quá cao nên công ty bất động sản nói dối rằng không ra được sổ đỏ và chấp nhận trả lại tiền gốc cùng lãi suất phạt cho khách hàng. Về phần mình, công ty bất động sản giữ lại được lô đất đó và sẽ bán ở giá cao hơn; khách hàng bị thiệt hại, nếu mua lô đất tương đương thì khách hàng phải trả số tiền cao hơn.
Thứ tư, khách hàng cũng có thể mất trắng lô đất mình đã mua nếu ngay từ đầu công ty bất động sản có chủ ý chiếm đoạt tiền của khách hàng.
-
Hướng dẫn chi tiết thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định mới nhất
Ngày 01/8/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kèm theo Quyết định 2124/QĐ-BTNMT thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước. Trong đó, có hướng dẫn thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất....
-
Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết
Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 không quy định nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất. Vậy, quy định cụ thể thế nào?...
-
Luật Đất đai 2024: Điều kiện, nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất?
Điều kiện, nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 thế nào?