Thị trường lao động tăng trưởng tốt là tín hiệu tích cực đối với chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại, với Nhật Bản, dù tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất 21 năm và tỷ lệ việc làm cần tuyển dụng ở mức cao nhất 25 năm nhưng đây lại không phải tín hiệu lạc quan.

Việc phân tích các số liệu cho thấy, cho dù có hơn 1 triệu việc làm mới được tạo ra tại Nhật Bản kể từ khi ông Abe lên nắm quyền vào cuối năm 2012, thị trường lao động tại đây thực sự không có sự tăng trưởng.

Hisashi Yamada, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết, điều mà ông nhận thất là sự suy giảm mạnh của lực lượng lao động, thay vì những dấu hiệu tích cực như nhu cầu sử dụng lao động gia tăng.

Tỷ lệ việc làm cần tuyển dụng/số người tìm việc làm ở mức 1,37 trong tháng 6, mức cao nhất kể từ năm 1991, trong khi tỷ lệ thất nghiệp là 3,1%, mức thấp nhất kể từ năm 1995, theo số liệu của chính phủ Nhật.

Nguyên nhân chính của diễn biến này, đó là lượng dân số trong độ tuổi từ 15-64 tiếp tục giảm đi, trong khi dân số già ngày càng gia tăng.

Tại Nhật Bản, các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng rất khó khăn trong việc tìm được công nhân. Điều này tạo ra trở ngại cho việc tăng trưởng, khi Tokyo đang gấp rút xây dựng các công trình phục vụ Olympics 2020. Lĩnh vực dịch vụ cũng gặp vấn đề tương tự.

Bên cạnh đó, mức tiền lương tại đây không có nhiều thay đổi và thu nhập của người dân ít tăng trưởng kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra. Lời giải thích nằm ở hiện trạng, số việc làm được tạo ra dưới thời ông Abe chủ yếu là công việc bán thời gian và các vị trí thời vụ. Số lượng việc làm toàn thời gian vẫn ở mức thấp hơn thời điểm cuối năm 2012.

Theo Yamada, khi người lao động tới tuổi nghỉ hưu, các vị trí toàn thời gian sẽ được nhượng lại cho những người đang làm bán thời gian, thời vụ. Điều này rút giúp ngắn khoảng cách giữa số việc làm toàn thời gian và bán thời gian.
Tuy nhiên, thời gian để khoảng cách này giảm bớt khá dài và ông Abe cần phải làm nhiều hơn nữa để có sự tăng trưởng thực sự tại thị trường lao động.
Lam Phong (ĐTCK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.