Tổng thống Nga-Mỹ dự kiến có cuộc gặp Thượng đỉnh tại Helsinki. Ảnh: Sputnik.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục làm nên lịch sử sau cuộc gặp Thượng đỉnh với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khi ông dự kiến có cuộc gặp chính thức đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 16/7 tới tại Helsinki.
Chương trình nghị sự tại cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo quyền lực hàng đầu thế giới Nga-Mỹ lần này được cho là bao gồm các vấn đề chính gây căng thẳng trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Ukraine, Syria và cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Minh chứng lịch sử
Giới quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump có thể tìm kiếm những nền tảng chung để đối thoại.
Và điều này không phải là không thể nếu họ bắt đầu từ những vấn đề dễ dàng hơn giống như nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng tiến hành trong cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên giữa 2 bên sau nhiều năm căng thẳng.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 1985 tại Geneva, Gorbachev và Reagan đã tranh cãi gay gắt các vấn đề về vũ khí hạt nhân hay nhân quyền, song 2 nhà lãnh đạo lại đạt được thỏa thuận cụ thể và tích cực về tăng cường hợp tác khoa học, trao đổi giáo dục và văn hóa, cũng như cùng mở lại lãnh sự quán tại New York và Kiev.
Thời điểm này, học tiếng Nga luôn ở đứng đầu bảng mong muốn của các sinh viên Mỹ. Trong khi, tại Nga làn sóng học tiếng Anh Mỹ cũng lan tỏa. Tuy nhiên, thời kỳ Chiến tranh Lạnh sau đó đã làm gián đoạn hoạt động trao đổi giáo dục tích cực này giữa 2 bên.
Cuộc gặp Thượng đỉnh của Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp tới có thể tập trung vào vai trò của các mối quan hệ thương mại nhằm xây dựng một nền tảng lâu dài và vững chắc cho mối quan hệ toàn diện.
Trước thềm Thượng đỉnh Putin-Trump, Đại sứ Mỹ tại Nga đã khuyến khích các CEO doanh nghiệp Mỹ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại St. Petersburg, Nga, tháng trước.
Và Mỹ là nước có đoàn doanh nghiệp nước ngoài số lượng đông đảo nhất tham dự Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg. Mối quan hệ thương mại Nga-Mỹ đang bị kiềm chế bởi những lệnh trừng phạt kinh tế.
Kể cả khi khủng hoảng Ukraine kết thúc, các doanh nghiệp Nga cũng vẫn đối mặt với những hạn chế khi tiếp cận hệ thống tài chính phương Tây, cùng một số công nghệ quốc phòng và năng lượng.
Song thực tế cho thấy, bất chấp những trừng phạt và căng thẳng chính trị, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ tại Nga vẫn tồn tại hoặc thậm chí là phát triển hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng, hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ tư vấn, vận tải...
Những nền tảng tiềm năng
Gorbachev and Reagan đã có những bước lùi trong giải quyết quan hệ song phương cho đến khi 2 nhà lãnh đạo có cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 3 vào năm 1987 và ký kết một Hiệp ước vũ khí hạt nhân lịch sử.
Nhìn vào biểu đồ quan hệ Nga-Mỹ, thì hiện nay 2 nước đang ở mức quan hệ thấp nhất kể từ trước Chiến tranh Lạnh. Moscow và Washington đứng ở 2 bờ chiến tuyến của hàng loạt vấn đề nóng như Ukraine và Syria, vốn đòi hỏi đối thoại và ngoại giao kiên nhẫn để giải quyết.
Lịch sử chứng minh rằng, trao đổi giáo dục văn hóa, hợp tác du lịch và thương mại sẽ là những con đường hiệu quả và dễ dàng để cải thiện quan hệ Nga-Mỹ. Do đó, đây sẽ là một kết quả “đáng giá” mà không cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ nào có thể bỏ qua.
Tại cuộc gặp Thượng đỉnh lần này, Tổng Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ đánh giá lại quyết định đóng cửa các lãnh sự quán và việc trục xuất ngoại giao lẫn nhau.
Tháng 8 năm ngoái, Mỹ đã đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco để đáp trả việc Moscow yêu cầu Mỹ cắt giảm 755 nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán và lãnh sự quán ở Nga.
Đến tháng 3 vừa qua, vụ đầu cựu điệp viên 2 mang người Nga Sergei Skripal tại Anh đã làm dấy lên làn sóng trục xuất ngoại giao trên khắp thế giới nhằm vào Nga.
Theo đó, Mỹ tiếp tục đóng cửa lãnh sự quán Nga tại Seattle và trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga. Phía Nga cũng đáp lại bằng việc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại t. Petersburg và trục xuất số lượng tương tự các nhà ngoại giao Mỹ.
Một kỳ vọng lớn đặt vào Thượng đỉnh Nga-Mỹ lần này còn là việc Washington cân nhắc lại khuyến cáo du lịch và đi lại Nga. Đây vốn là rào cản cho những lĩnh vực trao đổi giáo dục, văn hóa và thương mại nêu trên.
Từ đầu năm 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nâng cảnh báo này lên mức 3- Cân nhắc đi lại và du lịch, từ mức 2- Đi lại cẩn trọng. Bộ Ngoại giao Mỹ thời điểm quan ngại về những mối đe đọa tấn công khủng bố hay đánh bom.
Theo đó, các sinh viên, khách du lịch và các nhà kinh doanh người Mỹ tại Nga thường tới các vùng an toàn là khu vực và vùng trung tâm của thủ đo Moscow và St. Petersburg.
Việc khôi phục hoạt động của lãnh sự quán Mỹ tại Nga có thể là bước thuận lợi để Bộ Ngoại giao Mỹ đưa khuyến cáo du lịch và đi lại về mức 2.
Phát biểu trước những người ủng hộ tại Montana tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng: “Hãy tin tưởng tôi... Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, tôi đã chuẩn bị điều này trong suốt cuộc đời mình”.
Cuộc gặp Thượng đỉnh Putin-Trump tại Helsinki diễn ra bất chấp các đồng minh châu Âu của Mỹ vẫn giữ chính sách cố gắng cô lập Tổng thống Putin trên trường quốc tế.
Trong đó, Anh- một đồng minh chủ chốt của Mỹ, cũng đã thể hiện quan ngại khi chứng kiến thái độ thân thiện quá mức của ông Trump với người đồng cấp Nga.
Từ khi bước chân vào Nhà Trắng, ông Trump không hề giấu diếm ý định cải thiện quan hệ với Nga, kể cả khi Washington vẫn phải tăng cường trừng phạt kinh tế Moscow.
Một minh chứng mới và rõ ràng nhất là tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, ở Canada ngày 9/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi nên để Nga quay trở lại tham gia vào cơ chế hợp tác này.
Theo đó, Tổng thống Trump khẳng định, cơ chế hợp tác G8 (gồm G7 + Nga) sẽ mang lại sự thịnh vượng.
Ông Trump cũng khẳng định lại lập trường rằng, việc Nga tham gia hợp tác cùng G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ, sẽ cho phép các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đặc biệt là 2 cường quốc hạt nhân lớn nhất, không chỉ cùng thảo luận mà còn giải thực sự các vấn đề nóng hiện nay.
Nói về người đồng cấp Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Tôi nghĩ rằng, mình có thể có mối quan hệ tốt với Tổng thống Putin. Tôi có thể thảo luận với nhà lãnh đạo Nga tốt hơn là thông qua các cuộc điện đàm. Nếu Tổng thống Nga có mặt tại cuộc họp, tôi có thể yêu cầu ông ấy cùng làm những điều tốt đẹp cho thế giới, cho nước Nga và cho bản thân mình”
-
Thượng đỉnh Putin-Trump tại Phần Lan: Mở ra khởi đầu lịch sử mới?
14/07/2018 7:56 AMLịch sử đã chứng minh Nga - Mỹ dù luôn đối đầu, song 2 bên vẫn luôn có cơ hội cải thiện quan hệ nếu bắt đầu từ những vấn đề nhỏ mà tiềm năng.