Cập nhật 22/05/2012 4:16 AM
Cá tính một người thường quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Đồng sáng lập Apple Steve Jobs và Mark Zuckerberg của Facebook là ví dụ.

Mỗi người lập ra công ty công nghệ không chỉ để lại dấu ấn ở Thung lũng Silicon, mà còn tạo ra những sản phẩm làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.

Nhưng chúng ta có thể nói gì về Jobs và Zuckerberg với tư cách là người bình thường nói chung và nhà lãnh đạo nói riêng? Khi Zuckerberg coi Jobs là một người cố vấn, thì Jobs lúc sinh thời cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đến cậu chủ trẻ tuổi của Facebook.


Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo này lại có những đặc điểm nhận dạng rất riêng và nguyên tắc quản lý không hề giống nhau. Họ cũng khác nhau theo nhiều cách, mà một trong số đó có thể tạo nên sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo thế kỷ XXI.


Dưới đây là một số điểm tương đồng và sự khác biệt giữa phong cách lãnh đạo của ông Jobs và Zuckerberg:


Sự tương đồng


Khao khát tạo ra nhiều thứ hơn là kiếm tiền: Jobs nổi tiếng với mức lương 1 USD/năm, còn Zuckeberg cũng cam kết sẽ hiến tặng phần lớn tài sản làm từ thiện.


Mặc dù vào thời điểm qua đời, tài sản ước đạt 3 tỷ USD, ông Jobs đã làm ra những sản phẩm chất lượng nhất thế giới, vượt qua bất cứ điều gì. Trong khi đó, CEO Facebook trở nên giàu có bậc nhất thế giới sau khi IPO với mục tiêu kết nối mọi cư dân trên thế giới.


Trong bức thư gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) dài 2.200 từ, Zuckerberg mở màn như sau: “Nguồn gốc sự ra đời của Facebook không phải trở thành một công ty. Nó được xây dựng dựa trên một sứ mệnh xã hội, đó là giúp thế giới cởi mở và được kết nối”.


Lạnh lùng: Biện hộ cho phong cách quản lý cộc cằn của mình, ông Jobs nói: “Nếu xảy ra điều gì bất thường, tôi nói thẳng vào mặt họ”, Jobs nói với ông Isaacson, người viết cuốn tiểu sử về mình. “Công việc đòi hỏi tôi phải trung thực. Tôi biết điều tôi nói ra và tôi thường nói đúng”.


Với Zuckerberg, cả nhân viên cũ và mới đều ví anh như người máy. Trả lời phỏng vấn tờ The New Yorker, anh thậm chí tự nhận mình là người vụng về. Và sự vô tư này khiến anh không sợ thử thách với những thứ mới, nhân viên Facebook Andrew Bosworth nói với tờ Wall Street Journal.


T ham vọng mãnh liệt: Trong một câu chuyện viết trước khi ra mắt iPod, Jobs yêu cầu máy nghe nhạc phải mỏng hơn.

Các kỹ sư không có cách nào để giảm kích cỡ chiếc iPod xuống, Jobs lập tức cầm mẫu thử nghiệm ném vào bể cá. Bọt khí thiết bị sủi lên mặt nước cũng là lúc kết thúc buổi tọa đàm với bầu không khí lạnh ngắt như tờ.


Những câu chuyện sinh động về Zuckerberg vẫn chưa lộ diện, song nhân viên cũ của Facebook - Yishan Wong gọi anh là người yêu cầu cao để thành công trong sứ mệnh của mình. ”Zuckerberg rất ít khoan nhượng với người khác trong việc đáp ứng các mục tiêu của công ty”, Wong viết.


Sự khác biệt


Thất bại và thành công không giới hạn: Sau thất bại từ các cuộc chiến về máy tính cá nhân đầu những năm 1980, Apple mất thị phần, Jobs rời khỏi vị trí CEO.


Sau thất bại, ông đã gây dựng được uy tín trở lại và Apple cuối cùng đã phục hồi. Jobs phát triển hệ điều hành OS X, nền tảng cho sự thành công trong lĩnh vực phần mềm của công ty, cũng như các chiến thuật đàm phán khốc liệt giúp ông mang về vài tỷ đôla cho công ty.


Trong khi đó, Zuckerberg vẫn chưa từng gặp thất bại, điều này cho thấy phần nào cách phản ứng của anh. Thật khó cho bất cứ đối thủ nào muốn đánh vào thương hiệu này. Kỷ lục hoàn hảo đó khiến giới đầu tư đánh giá cao giá cổ phiếu Facebook.


Sản phẩm và con người: Apple là công ty phần cứng đứng đầu về doanh thu. Jobs có những sản phẩm hàng đầu và giải quyết những vấn đề mà người tiêu dùng thậm chí còn chưa biết mình phát sinh. Phần mềm và thiết bị của Apple được tinh chế đến nỗi người dùng không còn bận tâm đọc sổ tay sản phẩm.


Mặt khác, Facebook lại có một cách tiếp cận rất riêng, liên tục bổ sung các chức năng và dịch vụ giúp người dùng kết nối theo nhiều cách khác nhau.


Facebook gọi cách tiếp cận này là “The Hacker Way”, có thể tạo ra một trải nghiệm phong phú, nhưng cũng có khả năng gây nên một số rắc rối cho người dùng khi những tính năng mới chưa chín muồi hoặc quá cao cấp để mọi người đều có thể sử dụng dễ dàng.


Riêng tư và cởi mở: Trước khi cuốn sách viết về Steve Jobs được công bố, đời tư của ông là một bí mật – giống như các sản phẩm tuyệt mật Apple chưa tiết lộ. Ông Jobs ký quyết định hợp tác sản xuất và công bố cuốn sách sau khi mình qua đời.


Zuckerberg cởi mở hơn về đời tư của mình. Điều này phản ánh phần nào sự thật anh đang sống trong kỷ nguyên truyền thông bão hòa.


Hồ sơ cá nhân trên Facebook của Zuckerberg thường xuyên công khai các thông tin và sẵn sàng công bố chi tiết đời tư của mình, từ cam kết hiến tặng phần lớn tài sản, làm từ thiện hay chia sẻ chế độ ăn uống của mình...

Theo TTVN/Entrepreneur
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….