Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc) - hai nhà mạng lớn nhất thế giới sẽ cùng hợp tác đấu thầu quyền kinh doanh dịch vụ di động tại Myanmar. Họ đều muốn trở thành người tiên phong thâm nhập quốc gia Đông Nam Á đầy tiềm năng này.
Nếu thành công, Vodafone và China Mobile sẽ được phép xây dựng và điều hành mạng lưới di động trên khắp cả nước trong vòng 15 năm. Myanmar dự định công bố các công ty trúng thầu vào ngày 27/6 tới, theo thông báo từ Vodafone.
![]() |
Điện thoại di động vẫn còn là dịch vụ xa xỉ với người Myanmar. Ảnh: AFP |
Các nhà đầu tư đang xếp hàng dài để thâm nhập thị trường Myanmar mới mở cửa. Vì ở đây hiện chỉ có gần 10% trong 64 triệu người dân được tiếp cận điện thoại di động. Chính phủ Myanmar đã tuyên bố muốn nâng tỷ lệ này lên 80% năm 2016. Tỷ phú đầu tư George Soros cũng hợp tác với hang di động Digicel (Jamaica) và công ty bất động sản Serge Pun để tham gia đấu thầu.
Vodafone và China Mobile nhận xét: "Myanmar sẽ là thị trường mới quan trọng đối với ngành công nghiệp di động toàn cầu. Phiên đấu giá cũng là dịp để họ tăng tốc hòa nhập kinh tế - xã hội với thế giới".
Kinh tế Myanmar được dự đoán tăng trưởng 6,2% năm nay, tăng so với 5,5% năm 2012, theo Ngân hàng Thế giới (WB). Hồi tháng 2, Chính phủ Myanmar cũng cho biết có tới 91 công ty đã bày tỏ sự quan tâm với hai giấy phép kinh doanh lần này.
Điện thoại di động hiện vẫn là sản phẩm quá tầm với phần lớn người dân Myanmar. Dịch vụ tại đây rất hạn chế, dù đã được đưa vào sử dụng từ năm 2001. Ban đầu, giá mỗi chiếc sim dùng mạng GSM lên tới 4,5 triệu kyat (5.140 USD). Con số này hiện chỉ còn 200.000 kyat, theo một chủ cửa hàng tại Yangon, nhưng vẫn còn rất đắt đỏ đối với người dân.
Tuy vậy, theo kênh truyền hình quốc gia Myanmar (MRTV), 350.000 sim điện thoại giá rẻ sẽ được bán ra mỗi tháng trên khắp cả nước, bắt đầu từ 24/4. Các sim này sẽ chỉ có giá 1.500 kyat (1,7 USD), Myanmar Posts trích lời MRTV cho biết.
Hồi tháng 1, Myanmar cũng tuyên bố mục tiêu của họ là khiến "viễn thông phủ sóng cả ở thành thị và nông thôn với giá cả hợp lý. Người dân và doanh nghiệp cũng được quyền chọn dịch vụ cho riêng mình". Soros thì nhận xét: "Tự do hóa ngành viễn thông sẽ là cú huých lớn với kinh tế Myanmar".








-
Khi các nhà đầu tư bỏ chạy khỏi Myanmar, một số công ty khởi nghiệp nhận thấy cơ hội
25/03/2021 8:25 AMCác nhà đầu tư đang chạy trốn khỏi Myanmar khi cuộc đảo chính ngày càng nguy hiểm.
-
Aung San Suu Kyi lần đầu xuất hiện sau chính biến Myanmar
01/03/2021 5:22 PMVideo cho thấy cựu lãnh đạo dân cử của Myanmar Aung San Suu Kyi xuất hiện trong một phiên tòa được tổ chức sau vụ binh biến hôm 1/2. Bà trông có vẻ khỏe mạnh.
-
Đại sứ Myanmar kêu gọi LHQ hành động chấm dứt chính biến
27/02/2021 2:11 PMĐại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tổ chức này có những hành động để chấm dứt cuộc chính biến tại Myanmar.
-
Facebook cấm tất cả tài khoản và quảng cáo liên quan quân đội Myanmar
25/02/2021 7:11 PMTrong diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình Myanmar, Facebook cấm tất cả các tài khoản và quảng cáo có liên quan đến quân đội Myanmar.
-
Tổng thống Biden: 'Quân đội Myanmar phải từ bỏ quyền lực, Mỹ đang xem xét lệnh trừng phạt'
02/02/2021 5:08 PMĐáng chú ý, ông Biden cũng tuyên bố Washington đang "ghi chú lại những ai đang sát cánh cùng người dân Myanmar trong giờ phút khó khăn này". Trước khi được Nhà Trắng giải thích lại, nhiều người đã hiểu đây là thông điệp tới Trung Quốc.
-
Vì sao quân đội Myanmar bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống nước này?
01/02/2021 2:11 PMRạng sáng nay (1/2), quân đội Myanmar bất ngờ đột kích và bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint cùng nhiều lãnh đảo cao cấp của đảng cầm quyền.