Khi xem xét xây dựng thương hiệu cho công ty non trẻ của mình, bạn nên học những bài học của người khác. Hãy xem xét những “vết xe đổ” mà nhiều thương hiệu, bao gồm những thương hiệu lâu năm đã vấp phải và thất bại.
1. Chọn tên xấu cho thương hiệu
Có rất nhiều lý do làm xấu đi thương hiệu của bạn, nhưng chọn tên không “đẹp” là sai lầm lớn mà rất nhiều công ty không may phạm vào. Nhưng điều gì làm cho một cái tên thương hiệu trở nên sai lầm?
Quá khó hoặc rối rắm khi phát âm:
Tên thương hiệu khó phát âm sẽ không tạo sự tư tin khi người khác đọc nó. Đương cử như chuỗi nhà hàng “Au Bon Pain” hoặc công ty giày “Saucony”. Khi đọc những cái tên này, người khác sẽ vấp hoặc đọc không đúng, ví dụ như “Oh bawn pen”. Một thương hiệu không nên làm cho người khác phát âm sai khi nói về nó.
Không phải những cái tên khó đọc lúc nào cũng cản trở sự thành công hoặc phát triển của doanh nghiệp như Au Bon Pain hay Saucony, nhưng một thương hiệu mới nên chọn tên sao cho dễ phát âm. Như vậy, thương hiệu sẽ được truyền miệng dễ dàng.
Ngượng ngùng khi nói ra:
Một sự thật dễ nhận biết là nếu tên thương hiệu làm người khác ngượng ngùng khi nói ra thì họ sẽ không muốn nói. Nếu là một thương hiệu còn non trẻ với cái tên gây ngượng ngùng như vậy, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ không muốn nhắc đến hay nói cho những người khác. Một ví dụ điển hình là ngay cả các fan của Apple cũng phải bật cười một cách ngượng nghịu khi hãng này tung ra iPad, vì tên của nó giống như một sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
Không thể nhớ nỗi:
Những cái tên dài với nhiều từ diễn tả mơ hồ như “Solutions” (giải pháp) và “Partner” (đối tác) rất chung chung và khó nhớ. Bằng mọi giá, bạn nên tránh đặt tên công ty của mình bằng những từ mô tả dịch vụ hay sản phẩm quá nhẹ nhàng. Ví dụ, công ty của bạn bán các giải pháp marketing tích hợp không có nghĩa là tên thương hiệu phải có cả dòng chữ dài như “Công ty Giải pháp Marketing Tích hợp”.
2. Áp đặt các dịch vụ, sản phẩm hay điều khoản lạ lẫm
Chắc chắn người dùng sẽ xa lánh bạn nếu buộc họ phải chi trả hoặc thuê bao một dịch vụ mà họ không muốn.
Một ví dụ lớn cho vấn đề này là dịch vụ Qwikster khét tiếng của công ty cung cấp dịch vụ phim ảnh trực tuyến Netflix trong năm 2011. Khi tạo ra Qwikster, Netflix không chỉ phạm một mà đến hai sai lầm nghiêm trọng về vấn đề xây dựng thương hiệu. Không chỉ vì cái tên Qwikster gợi nhớ lại dịch vụ chia sẻ tập tin đã lỗi thời từ đầu những năm 2000, mà khách hàng của Netflix cũng không muốn hay mong mỏi chính dịch vụ này. Lý do là vì khi streaming (một phương thức truyền các đoạn phim để xem trực tuyến) video và DVD từ Nerflix, nhưng họ phải trả tiền cho hai trang web hoàn toàn khác nhau, trong khỉ cả hai đều thuộc sở hữu của một công ty.
Trên thực tế, Qwikster là một nỗ lực che đậy kế hoạch tăng giá “khủng” của Netflix nhưng lại quá cẩu thả. Sự thất bại này đưa đến kết quả xấu đến mức Netflix phải lập tức rút lại kế hoạch và trở lại kinh doanh duy nhất một thương hiệu như trước đây, mặc dù có hai kế hoạch về giá khác nhau.
Thay đổi một dịch vụ hay sản phẩm không có nghĩa là nhà cung cấp được quyền áp đặt “vô tội vạ” các quy định lên người dùng. Khi Instagram, công ty cung cấp phần mềm chụp ảnh cùng tên cho điện thoại di động, thay đổi tùy tiện điều khoản người sử dụng dịch vụ. Kết quả là người dùng phẫn nộ và kết quả là công ty này phải nhanh chóng xin lỗi vì các điều khoản rối rắm của mình làm cho người dùng hiểu sai.
3. Xúc phạm người dùng
Khi làm ra chiếc bút bi “Bic for Her”, hãng bút bi Bic đã học được một bài học đau đớn, đó là người tiêu dùng sẽ không đón nhận một sản phẩm mà họ xem là xúc phạm hay trịch thượng. Những chiếc bút có màu nhạt này của Bic được sản xuất để đáp ứng nhu cầu viết lách đặc biệt của phụ nữ đã làm cho giới này phẫn nộ và đồn thổi nhiều trên Internet. Đây được xem là bài học lớn nhất đối với các nhà sản xuất bút.
Do đó, việc xúc phạm người tiêu dùng là chiếc vé một chiều để nhanh chóng đi đến “thảm họa thương hiệu”.
-
Thật sai lầm nếu bạn còn làm 9 điều này với tiền của mình
10/08/2021 5:55 PMKhi bạn trân trọng và có cách đối xử đúng đắn với tiền bạc của mình, bạn mới có thể trở nên giàu có.
-
8 quan niệm sai lầm có thể khiến bạn nghèo suốt đời
30/06/2021 1:15 PMNhững câu nói như: “Đám cưới chỉ có một lần trong đời”, “Hàng đắt tiền là hàng tốt”, “Chúng ta chỉ sống một lần”… sẽ khiến bạn chi tiêu tiền một cách hoang phí.
-
Tỷ phú Bitcoin cảnh báo Trung Quốc đang mắc sai lầm 'nghìn tỷ USD'
28/06/2021 8:10 AMTrước khi bắt đầu trấn áp tiền mã hóa, Trung Quốc thâu tóm 50% thị phần Bitcoin. Theo Michael Saylor, quyết định 'trục xuất' đồng tiền này là sai lầm lớn.
-
Những “thánh nhọ” tiền ảo: Mất cả gia tài chỉ vì một phút sai lầm
10/05/2021 9:40 AMThay vì trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ tiền ảo, những nhân vật này mất cả gia tài chỉ vì một phút sai lầm
-
Bài học từ 15 sai lầm lớn nhất về tiền bạc của tỷ phú Warren Buffett
26/04/2021 9:44 AMWarren Buffett có thể được xem là nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại. Suốt nhiều thập kỷ qua, vị CEO của Berkshire Hathaway đã cho cả thế giới thấy được khả năng đọc vị Phố Wall của mình.
-
Sai lầm gây thiệt hại 10 tỷ USD của Warren Buffett
28/02/2021 7:19 PMVị tỷ phú thẳng thắn thừa nhận sai lầm trong tính toán về mức giá mua lại công ty đã khiến quỹ đầu tư Berkshire Hathaway thất thoát gần 10 tỷ USD.