Do đó, hôm nay tại bài viết này tôi sẽ trình bày một cách cụ thể về quyền lợi mà chủ nhà đất sẽ có nếu không may rơi vào trường hợp nêu trên.
Nếu nhà đất của mình có nguy cơ bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thì chủ nhà đất nên báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu hồi đất; trường hợp này nhà nước sẽ thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất cho người dân. Cụ thể như sau:
- Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;
- Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
- Đối với trường hợp đất ở của hộ gia đình, cá nhân bị sạt lở, sụt lún bất ngờ toàn bộ diện tích thửa đất hoặc một phần diện tích thửa đất mà phần còn lại không còn khả năng tiếp tục sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân được bố trí đất ở tái định cư. Diện tích đất ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương quy định nhưng không được vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương; việc nộp tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền sử dụng đất và các ưu đãi khác thực hiện theo quy định của Nghị định về thu tiền sử dụng đất.
- Tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thu hồi để bố trí tái định cư được Ngân sách nhà nước chi trả.
Nội dung nêu trên được căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 65 và khoản 3 Điều 87 Luật đất đai 2013; Điều 16 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.