Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung: Hiện tại tôi được giới thiệu một ngôi nhà của ông D, được bán với giá rẻ hơn những ngôi nhà có diện tích và chất lượng tương đương. Nhưng ngôi nhà đang xảy ra tranh chấp giữa ông D và em trai ông ấy.

wili79@...


Ngôi nhà là nơi sinh sống của ông D cùng với ba ông D. Năm 2010 ba ông D qua đời mà không để lại di chúc, em trai ông D ở xa trở về muốn giành ngôi nhà này vì lí do, đất của tổ tiên để lại phải chia đôi, trong khi em trai ông D đang sinh sống trên một mảnh đất khác cũng do ba ông D để lại. Giấy chủ quyền là do chủ ngôi nhà đứng tên. Nếu tôi mua căn nhà này thì cần lưu ý những thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi cho mình. Xin được luật sư tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn.

Luật sư Lê Văn Huyên – Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:


Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 quy định nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau đây:

“.....

c) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;

.....

e) Có hồ sơ bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.”


Thông tin ông/bà cung cấp không nêu rõ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hiện đang đứng tên ông D hay là cha của ông D. Nếu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đứng tên cha của ông D thì ông D không thể chuyển nhượng ngôi nhà đó cho ông/bà vì ngôi nhà là tài sản thừa kế chung của ông D và em ông D (và các đồng thừa kế khác, nếu có). Nếu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đứng tên ông D thì ông/bà liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà đó để xem việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý giải quyết hay chưa và kết quả giải quyết như thế nào. Nếu chỉ là tranh chấp miệng giữa các bên mà chưa đưa lên chính quyền để giải quyết thì ông/bà có thể nhận chuyển nhượng căn nhà đó theo các thủ tục quy định.


CafeLand kết hợp công ty Đất Luật

0
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.