14/06/2011 4:27 AM
Năm 2009, UBND huyện có ra quyết định giải quyết tranh chấp đất giữa tôi với bà A. Không đồng ý với cách giải quyết đó nên tôi đã khởi kiện vụ án hành chính tại TAND huyện.

Thế nhưng TAND huyện đã trả lại đơn kiện của tôi với lý do quyết định trên không phải là đối tượng khởi kiện án hành chính. Sự từ chối này đúng hay sai?

Trần Thị Chính (Cần Thơ)

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HÙNG trả lời: Về nguyên tắc, đối với quyết định hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh thì cá nhân có quyền khởi kiện để tòa án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện.

Tuy nhiên, theo khoản 17 Điều 11 Pháp lệnh số 29 ngày 5-4-2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án gồm có: khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất.

Do quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không thuộc danh mục các khiếu kiện nêu trên nên sự từ chối đã nêu của TAND cấp huyện là đúng quy định.

2. Tranh chấp đất chưa có chủ quyền

Khi mất, ông bà nội tôi không lập di chúc để phân chia số đất của ông bà. Nay chị tôi nộp đơn đòi cha tôi (con duy nhất của ông bà nội) chia một phần đất của ông bà nội. Cha tôi cũng đồng ý chia nhưng hai bên không thỏa thuận được về phần đất cụ thể. Vậy phải phân chia như thế nào?

Lê Quốc Tuấn (79 Chu Văn An,
quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Luật sư LÊ BỬU THÀNH trả lời: Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”. Tiếp nữa, khoản 2 Điều 136 luật này quy định: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện và sau nữa là chủ tịch UBND cấp tỉnh. Quyết định của chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng.

Nếu diện tích đất tranh chấp nêu trong thư chưa có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ thì cha ông và người chị có thể làm các thủ tục nêu trên để được giải quyết tranh chấp.

Theo Pháp Luật TP
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.