Nhà lãnh đạo quá cố Steve Jobs đã trở thành nhân vật trung tâm trong những diễn biến mới nhất ở phiên tòa xét xử hãng công nghệ Apple với các cáo buộc thao túng thị trường sách điện tử (ebook).

Tòa án liên bang xét xử vụ việc muốn tìm hiểu ý nghĩa hàng loạt thư điện tử chưa được gửi đi mà Jobs định chuyển cho Eddy Cue, một phó chủ tịch cấp cao của Apple chịu trách nhiệm thương lượng các hợp đồng sách điện tử với những nhà xuất bản lớn vào cuối năm 2009 và đầu 2010 trước khi iPad ra mắt.

Dù các thư điện tử này chưa bao giờ được gửi đi, các công tố viên nhà nước Mỹ lập luận rằng chúng giúp thiết lập các tình tiết trong âm mưu của Apple với các nhà xuất bản buộc ngành bán lẻ phải áp giá cao hơn cho sách điện tử. Chính quyền cáo buộc Apple buộc các nhà xuất bản thay đổi hệ thống định giá với hãng bán lẻ trực tuyến Amazon, dẫn tới giá sách điện tử cao hơn và khiến người tiêu dùng thiệt hại hàng triệu USD.

Apple lập luận rằng họ không liên quan tới những hợp đồng của Amazon với các nhà xuất bản và giá cao là do nhà xuất bản ấn định, chứ không phải do Apple. Tất cả các thư điện tử trả lời một thư từ Cue nói giá bán lẻ sách điện tử qua thiết bị Apple sẽ là 12,99 USD tới 14,99 USD, tăng so với mức 9,99 USD mà Amazon vẫn bán cho những cuốn bán chạy nhất.

Trong hầu hết các thư, đề ngày 14/1/2010, Jobs có thể đã gây ảnh hưởng lên thỏa thuận giữa Apple với các nhà xuất bản, theo buổi điều trần. Một trong những thỏa thuận bao gồm việc Apple được trao quy chế “tối huệ quốc”, theo đó các nhà xuất bản sẽ để Apple bán bất cứ cuốn sách điện tử nào mà họ cung cấp cho một nhà bán lẻ khác với cùng giá.

Luật sư bên phía Bộ tư pháp Mỹ Lawrence Buterman nói những bức thư của Jobs cho thấy Apple yêu cầu nhà xuất bản đổi điều khoản từ “bán sỉ” trong đó những nhà bán lẻ quyết định giá thành “đại lý ủy quyền”, trong đó nhà xuất bản định giá, nhưng đảm bảo với phía bán sách khoản chiết khấu 30%.

Chính quyền nói chính động thái này dẫn tới giá sách điện tử cao hơn. Buterman cũng chỉ ra một lá thư đề ngày 4/1 từ Cue gửi cho tất cả các nhà xuất bản đề nghị chuyển các hãng bán lẻ sang mô hình đại lý ủy quyền. Apple sau đó đã bỏ yêu cầu với các nhà bán lẻ trở thành đại lý sau khi đạt được điều khoản “tối huệ quốc”, giúp họ có thể cạnh tranh với Amazon và các hãng bán lẻ khác, Cue nói.


Phó chủ tịch Apple Eddy Cue (Nguồn: AFP)

Sau khi ký hợp đồng với Apple, năm nhà xuất bản lớn ở Mỹ đã yêu cầu chuyển Amazon thành mô hình đại lý, trong khi Apple nói họ không liên quan gì đến thương lượng giữa Amazon và các nhà xuất bản./.

Trần Trọng (Vietnam+)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.