CafeLand - Nếu phải chọn doanh nghiệp để cứu, thì chỉ nên tập trung cứu những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế, những công ty còn nguồn lực hiệu quả để đứng dậy và vực dậy nền kinh tế.

Tại buổi tọa đàm chuyên đề “Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau dịch Covid-19?”, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cho rằng sức bật của nền kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng “trở mình” sau dịch của các doanh nghiệp.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, nếu phải dành nguồn lực để cứu doanh nghiệp, và nếu phải lựa chọn giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì phân bổ sao cho hợp lý vì nguồn lực có hạn, ông Thiên phát biểu.

Theo ông Thiên, nên dành nguồn lực để cứu các doanh nghiệp có thể tạo ra hiệu quả và mang tính trụ cột của nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ cần dành nguồn lực ít ỏi còn lại để hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp để có sự thay máu.

PGS.TS Trần Đình Thiên

“Nếu ta cứ tập trung cứu những doanh nghiệp kiểu cũ, thì sau Covid-19 đất nước vẫn cũ thôi, vẫn những thứ nhỏ bé li ti, vẫn chân đất mắt toét thôi. Đây là cơ hội thay máu cho nền kinh tế để bước sang một trạng thái mới, với một thể trạng mới”, ông Thiên phát biểu và nhấn mạnh đây là một trong những thời điểm thích hợp để đưa ra chính sách.

Ngoài ra, ông Thiên cho rằng nên tập trung ngay vào việc giải ngân đầu tư công, lo bơm ngân sách để cứu nền kinh tế, dành nguồn lực cứu trợ doanh nghiệp, với nguyên tắc lúc nền kinh tế tốt thì thu ngân sách tốt nhưng chi tiêu ít đi, nhưng khi nền kinh tế khó khăn thì nên tung tiền ra để cứu.

“Hiện nay, giải ngân đầu tư công còn tồn đọng hàng mấy trăm nghìn tỉ. Nếu rải được cái này ra thì nền kinh tế tăng được dư lượng máu, khu vực tư nhân sẽ phát triển được rất nhiều việc”, ông Thiên nói.

Nói thêm về vấn đề “tìm cơ trong nguy” và “có nguy trong cơ”, ông Thiên cho rằng, không thể giữ cách làm tranh thủ một tý, tranh thủ nhặt Trung Quốc đang thiếu hàng do ảnh hưởng Covid để bán hàng sang mà phải là tìm kiếm thị trường mới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tính toán đón nhận thay đổi cấu trúc thương mại và dịch chuyển các chuỗi cung cứng như thế nào? Covid-19 chỉ là yếu tố kích thích sự thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị trở nên nhanh và khốc liệt hơn. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Việt Nam có thể bỏ lỡ những cơ hội lớn. Mà nếu bỏ lỡ thì “cơ” lại thành “nguy”.

Nhìn vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã trải qua ba năm liên tiếp tăng trưởng tốt. Đây cũng là thời gian cuộc chiến thương mại leo thang, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại.

Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng dòng chảy FDI gần đây đang bộc lộ nhiều “nguy” hơn là “cơ”.

Năm 2019 có điểm rất đặc biệt. Số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng khoảng 20%, nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký giảm khoảng 16%. Điều này có nghĩa, quy mô dự án vào Việt Nam đang giảm, dự án vào Việt Nam vốn đã nhỏ lại càng thêm nhỏ.

“Điều này cho thấy dòng vốn dịch chuyển là từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Quy mô dự án nhỏ, sử dụng công nghệ không có nhiều vượt trội và tạo ra áp lực cạnh tranh với chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam”, chuyên gia này khẳng định.

Ông Thiên cũng nói thêm, Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ rất lớn nhưng cũng thâm hụt thương mại từ Trung Quốc khá cao. Để tránh trở thành “cửu vạn” cho những dòng chảy thương mại nhằm né thuế, Việt Nam cần những chính sách đón đầu nhưng phải chọn lọc kỹ lưỡng.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, nên coi dịch Covid-19 như một cơ hội lịch sử bởi bốn lý do.

Một là để thoát khỏi tư duy cũ, những trói buộc cũ. Hai là tiến vượt để đuổi kịp thế giới và đi cùng thời đại. Ba là cơ hội để thoát khỏi sự phụ thuộc, thậm chí là lệ thuộc (ở cả đầu vào và đầu ra). Cuối cùng là cơ hội vươn lên “đẳng cấp mới”, không chỉ ở tiếp cận và có được công nghệ mà còn là ở cấu trúc thể chế.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.